Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 107 - 109)

9. Cấu trúc của luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Biện pháp 1: “Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ trẻ, ban ngành đoàn thể về công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non”. Đây là giải pháp không thể thiếu trong công tác tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non. Bởi vì, khi nhận thức được một cách sâu sắc và đúng đắn vấn đề thì tất nhiên hành động công việc sẽ đúng và đạt hiệu quả.

Biện pháp 2: "Tổ chức thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ theo đúng qui định của ngành, tình hình thực tế của đơn vị và đáp ứng yêu cầu của xã hội". Biện pháp này nhằm định hướng cho cán bộ quản lý và giáo viên xác định đúng mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phù hợp từng chủ đề, đảm bảo tổ chức giáo dục kỹ năng sống theo đúng và đầy đủ mục tiêu trong năm học.

Biện pháp 3: "Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cho hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Đổi mới phương pháp là một tất yếu trước xu thế toàn cầu hóa, hội nhập hóa quốc tế. Giáo viên luôn phải luôn tìm ra các phương pháp dạy học như thế nào để quá trình truyền đạt kiến thức được trẻ lĩnh hội đầy đủ và hiệu quả. Biện pháp này kết hợp tốt với các biện pháp 4, 5, 6 để phục vụ cho biện pháp 2.

Biện pháp 4: "Chỉ đạo tăng cường đầu tư phương tiện, thiết bị, đồ dùng đồ chơi, trong tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với chất lượng giáo dục hiện đại". Đây là biện pháp tất yếu giúp giáo viên đạt

97

được mục tiêu hoạt động giáo dục kết hợp với các biện pháp về đổi mới phương pháp, hình thức dạy học.

Biện pháp 5: "Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm đạt hiệu quả cao trong thực tiễn"; Biện pháp này luôn “can thiệp” vào quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Ngoài việc cảnh báo về chất lượng công việc nó còn phản ánh mức độ hợp lí của các biện pháp 2, 3, 4, để nhà quản lí có những điều chỉnh hợp lí cần thiết cho chức năng này.

Biện pháp 6: "Tổ chức bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực của giáo viên trong tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phù hợp yêu cầu đổi mới giáo dục". Đây là biện pháp không kém phần quan trọng vì phát triển và nâng cao chất lượng cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ xuyên suốt của ngành giáo dục, là nhân tố quyết định thành công của quá trình đổi mới giáo dục, của sự nghiệp giáo dục. Tuy nhiên, cần xây dựng lực lượng cán bộ quản lý và giáo viên vừa "hồng" vừa "chuyên" có đủ phẩm chất và năng lực góp phần cho ra những "sản phẩm" giáo dục đạt chất lượng theo yêu cầu.

Tóm lại, 6 biện pháp quản lý mà chúng tôi đề xuất là một hệ biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Không có biện pháp nào là tối ưu, vạn năng. Cho nên khi thực hiện một nhiệm vụ quản lý, cán bộ quản lý cần dựa vào điều kiện thực tế của đơn vị, về nhân lực, tài lực và vật lực để xem xét phối hợp các biện pháp lại với nhau nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định nên các biện pháp phải phải được thực hiện một cách đồng bộ sẽ có tác động tích cực đến công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.

98

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)