Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 32 - 36)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.6. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường

trường mầm non

Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống là cách tổ chức quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với mục đích, nội dung, chương trình nhằm tới chất lượng và hiệu quả dạy học cao.

Những hình thức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ gồm những hoạt động của trẻ và những hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Hoạt động đón-trả trẻ: giáo viên có thể dạy trẻ kỹ năng chào ba mẹ, cô

giáo và mọi người xung quanh. Giáo viên làm mẫu, trẻ quan sát kỹ năng khoanh tay, cúi đầu khi chào. Cho trẻ thấy được cách chào người lớn khác với cách chào bạn. Biết cất đồ cùng cá nhân đúng nơi qui định và tự đi vào lớp.

Hoạt động thể dục sáng: giáo viên có thể dạy cho trẻ kỹ năng phối hợp

với bạn để tập đúng và đều, kỹ năng lắng nghe để tập động tác theo đúng nhịp của bài hát.

Hoạt động học: thông qua các hoạt động giáo dục phát triển nhận thức,

thể chất, ngôn ngữ, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo viên tập cho trẻ các kỹ năng trình bày năng lực của bản thân, hợp tác với bạn, làm việc theo nhóm, ham hiểu biết, sáng tạo....

Hoạt động vui chơi: thông qua trò chơi, trẻ được phát triển các kỹ năng

22

những thay đổi. Những trò chơi thường được sử dụng để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ: trò chơi dân gian, trò chơi vận động, trò chơi sắm vai, trò chơi xây dựng, trò chơi đóng kịch, trò chơi trí tuệ. Giáo viên cần xác định những kỹ năng sống cần hướng dẫn trẻ, chọn trò chơi phù hợp với kỹ năng sống đó.

Lao động: qua hình thức lao động như nhặt lá cây, nhặt rác ở lớp sân

trường, lau bàn, ghế, giúp cô lau rửa đồ chơi sẽ giúp trẻ có kỹ năng quan tâm đến môi trường sống của trẻ, biết bảo vệ môi trường.

Giờ ăn - ngủ- vệ sinh: trẻ quan sát các hoạt động của cô như cầm

muỗng, cách múc ăn, chuẩn bị bàn ăn, trãi khăn bàn, cách mời cô mời bạn dùng cơm, xếp ghế sau khi ăn, xếp giường ngủ, lau mặt, rửa tay và tự mặc quần áo (đối với trẻ mẫu giáo) để rèn luyện các kỹ năng tự phục vụ bản thân.

Tổ chức lễ, hội: tổ chức kỹ niệm các ngày lễ hội, các sự kiện quan trọng

trong năm liên quan đến trẻ có giáo dục kỹ năng sống và mang lại niềm vui cho trẻ (tết trung thu, tết cổ truyền, tết thiếu nhi, 8/3, ngày ra trường...) nhằm phát triển các kỹ năng của trẻ: làm đèn lồng, làm các loại bánh cổ truyền đơn giản, biểu diễn văn nghệ...

Như vậy, hình thức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ rất đa dạng, ngoài những hoạt động trong ngày của trẻ ở trường, còn có thể tổ chức hình thức GDKNS theo một số yêu cầu chủ yếu sau:

+ Xét theo số lượng trẻ trong nhóm/lớp: tổ chức hoạt động theo tập thể, nhóm hoặc theo cá nhân trẻ.

+ Xét theo không gian: tổ chức hoạt động ở trong lớp học, sân trường, phòng đa chức năng...

Tùy vào mục tiêu cần đạt mà giáo viên có hình thức tổ chức GDKNS cho trẻ phù hợp. Tuy nhiên, để có được kỹ năng sống thì trẻ cần phải có thời gian, trong một quá trình tập luyện thường xuyên với sự hỗ trợ của người lớn và bạn bè.

23

1.3.7. Đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non

Đánh giá hoạt động GDKNS cho trẻ là quá trình thu thập và lí giải kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả GDKNS. Căn cứ vào mục tiêu dạy học nhằm nhận định kết quả GD và kết quả hoạc tập của trẻ để điều chỉnh kế hoạch GDKNS cho trẻ một cách phù hợp. Đây là một trong những hoạt động quan trọng giúp giáo viên nhìn lại "sản phẩm" giáo dục của mình từ đó có hướng điều chỉnh việc xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức để tổ chức hoạt động GDKNS sao cho phù hợp với từng trẻ. Kết quả kỹ năng sống của trẻ phải được thể hiện qua hành động, thái độ, việc làm cụ thể chứ không qua lời nói, lời hứa của trẻ. Cho nên tùy vào kỹ năng mà giáo viên có thể sử dụng cách đánh giá khác nhau để có được kết quả một cách chính xác. Hiệu trưởng cần xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí và chuẩn bị công cụ để đánh giá. Trong quá trình đánh giá cần phối hợp các phương pháp đánh giá, hình thức và nhiều kênh đánh giá để quá trình đánh giá thu thập được nhiều dữ liệu chính xác. Tuy nhiên, hoạt động GDKNS là cả một quá trình trẻ luyện tập, chứ không thể nhìn nhận đánh giá ngay trong một giờ hoạt động, nên giáo viên cần theo dõi mức độ phát triển của từng trẻ để giáo dục phù hợp. Từ đó phản hồi kết quả đánh giá và có biện phát để phát huy ưu điểm và khắc phục hạn chế nếu có.

1.3.8. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của giáo viên mầm non trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

Trong nhà trường, nhất là trong hoạt động GDKNS, giáo viên là người trực tiếp biến những kiến thức lý luận vào thực tiễn chăm sóc và giáo dục trẻ. Nhân cách, trình độ nhận thức, khả năng tư duy sáng tạo và kỹ năng của trẻ không chỉ phụ thuộc vào chương trình và sách giáo khoa, vào môi trường học

24

tập của nhà trường mà còn phụ thuộc nhiều vào chính phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của giáo viên.

Theo thông tư 26/2018/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT qui định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non [14] và căn cứ vào nội dung chương trình GDKNS thì phẩm chất của người giáo viên mầm non thể hiện chủ yếu ở các mặt sau:

- Yêu cầu về phẩm chất

+ Có lòng yêu nghề, yêu trẻ: Lòng yêu nghề, yêu trẻ gắn bó chặt chẽ với nhau "Yêu nghề bao nhiêu, yêu người bấy nhiêu". Có yêu trẻ mới có cơ sở để yêu nghề. Giáo viên mầm non phải thiết tha, hứng thú với nghề nghiệp, yêu mến trẻ, tôn trọng trẻ và là tấm gương hàng ngày đối với trẻ. Lòng yêu nghề là động lực giúp cho người giáo viên gắn bó với trẻ biểu hiện ở tấm lòng nhân hậu, vị tha, công bằng, tế nhị và chu đáo với trẻ. Điều này cũng sẽ giúp trẻ học được ở giáo viên kỹ năng giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh.

+ Nhận thức về GDKNS cho trẻ: giáo viên cần có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về mục tiêu GDKNS cho trẻ. Bởi có nhận thức đúng thì giáo viên mới chủ động trong việc tổ chức hoạt động GDKNS, chủ động khắc phục các hạn chế của bản thân, của đơn vị hoặc của trẻ để có thể tổ chức hoạt động GDKNS một cách hiệu quả.

- Yêu cầu về năng lực sư phạm

+ GV có khả năng thiết kế các hoạt động GDKNS cho trẻ. Căn cứ vào mục tiêu nội dung GDKNS, vận dụng những kiến thức chuyên môn đã được đào tạo, kết hợp kinh nghiệm trong quá trình công tác sẽ giúp giáo viên thiết kế được hoạt động GDKNS phù hợp với tình hình của đơn vị và phù hợp với đặc điểm trẻ lớp mình đang phụ trách.

+ Có khả năng tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục đạt kết quả với chất lượng giáo dục cao. Là tổ hợp hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ

25

xảo thể hiện năng lực sư phạm, khả năng lĩnh hội và vận dụng sáng tạo tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đó trong những trường hợp cụ thể như tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

+ Có khả năng ứng xử sư phạm khéo léo. Trong môi trường mầm non các tình huống sư phạm xảy ra hết sức là đa dạng muôn hình, muôn vẻ liên quan đến mọi mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ, giáo viên và phụ huynh khiến các cô giáo không khỏi lúng túng trong cách xử lý. Do vậy, cách ứng xử khéo léo của người giáo viên góp phần rất quan trọng việc hình thành nhân cách của trẻ, trẻ cần có một hình mẫu để noi theo. Nhất là đối với trẻ, giáo viên cần khen ngợi, động viên trẻ kịp thời khi trẻ thể hiện những kỹ năng sống tích cực, điều đó sẽ khiến cho trẻ thường xuyên lặp lại những kỹ năng tốt đó.

+ Đánh giá kết quả hoạt động GDKNS cho trẻ qua đó sẽ giúp giáo viên nắm được hiệu quả giáo dục của mình. Để thực hiện tốt công việc này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững kiến thức, yêu cầu GDKNS theo từng lứa tuổi. Có khả năng ghi nhớ diễn biến hoạt động của từng trẻ để có thể đánh giá chính xác kết quả GDKNS của mình cũng như quá trình phát triển kỹ năng của trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)