9. Cấu trúc của luận văn
1.5.2. Yếu tố khách quan
1.5.2.1. Nhận thức về công tác giáo dục kỹ năng sống của các lực lượng giáo dục
Chất lượng GDKNS của nhà trường phần lớn là do đội ngũ CBQL và GV quyết định. Đây là những đối tượng tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục. Khi nhận thức đúng được vấn đề, nhận thức được tầm quan trọng của công tác GDKNS cho trẻ thì CBQL và GV sẽ chủ động hơn trong việc tìm ra
37
biện pháp để tổ chức hoạt động GDKNS một cách hiệu quả. Cho nên, yếu tố nhận thức được xác định là yếu tố ảnh hưởng nhất đến toàn bộ hoạt động GDKNS cho trẻ.
1.5.2.2. Sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể và phụ huynh về hoạt động kỹ năng sống
Giáo dục mầm non nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân nhưng lại là ngành học không bắt buộc, không cần sự liên thông kết quả học tập với bậc học phổ thông (tiểu học), trẻ trong độ tuổi mầm non không bắt buộc phải qua các lớp nhà trẻ và mẫu giáo theo từng độ tuổi. Phụ huynh gửi trẻ đến lớp với mục đích là có người trông trẻ để có thể rãnh tay làm việc. Trường học dành cho trẻ mầm non thường là mượn tạm nhà dân, đình hoặc cải tạo từ các phòng lớp không dùng nữa hoặc phòng học đã xuống của các trường tiểu học. Chương trình dạy học đơn điệu chủ yếu là những bài thơ ca, truyện kể, bài hát với số lượng còn hạn chế. Giáo viên tham gia dạy trẻ đa số là giáo viên hợp đồng thời vụ, có trình độ học vấn chưa xong chương trình phổ thông nên còn hạn chế về năng khiếu như hát, múa, kể chuyện, đọc thơ với phương pháp giảng dạy chủ yếu là đàm thoại, cô nói trẻ nghe, cô hỏi trẻ trả lời....Cho đến khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư số 17/2009/TT-BGD ĐT ngày 25/7/2009 về chương trình Giáo dục mầm non và Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 239/QĐ-TTg ngày 9/2/2009 phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015 thì ngành học mầm non bắt đầu khởi sắc. Lãnh đạo địa phương và các ban ngành đoàn thể mới bắt đầu có sự quan tâm hỗ trợ ngành học mầm non từ cơ sở vật chất cho đến các nội dung, phương tiện giáo dục trong đó có GDKNS cho trẻ. Tuy nhiên, việc huy động trẻ đến trường hoặc công tác phối hợp của ban ngành đoàn thể và cha mẹ trẻ với nhà trường cũng còn hạn chế làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả GDKNS cho trẻ mầm non.
38
1.5.2.3. Môi trường giáo dục
Môi trường giáo dục tốt ở đó có sự đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên sẽ thức đẩy mọi họat động giáo dục của nhà trường, nhất là hoạt động bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực giáo viên. Trong định hướng đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, người CBQL không chỉ quan tâm đổi mới nguồn lực về cơ sở vật chất, đội ngũ mà còn quan tâm triển khai các phong trào thi đua, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn. Vấn đề này tác động mạnh mẽ đến tình cảm, lý trí của các thành viên trong sư phạm nhà trường nói chung và mà còn ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi giao tiếp của trẻ trong tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống.
39
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ mầm non là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến hoạt động GDKNS nhằm thực hiện mục tiêu hoạt động GDKNS cho trẻ.
Trong thời gian qua, có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống nhưng ít có công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động GDKNS, nhất là theo hướng tiếp cận nội dung. Hoạt động GDKNS là hệ thống toàn vẹn gồm các yếu tố như: đặc điểm phát triển kỹ năng sống của trẻ mầm non, mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, đánh giá kết quả và yêu cầu về phẩm chất năng lực của giáo viên mầm non. Do đó, để quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ ở các trường mầm non hiệu quả thì hiệu trưởng nhà trường có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện các chức năng quản lý, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động GDKNS. Để quản lý tốt hoạt động GDKNS, hiệu trưởng cần quản lý tốt mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, kiểm tra đánh giá và bồi dưỡng phẩm chất năng lực cho giáo viên. Hiệu trưởng cũng phải quan tâm đến các yếu tố tác động đến hoạt động GDKNS cho trẻ.
Đây là cơ sở khoa học vững chắc cho việc khảo sát đánh giá thực trạng của công tác quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ ở các trường mầm non của địa phương.
40
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
THỊ XÃ HỒNG NGỰ, ĐỒNG THÁP