Tổ chức thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 89 - 94)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Tổ chức thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ theo

cho trẻ theo đúng qui định của ngành và tình hình thực tế của đơn vị.

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm định hướng cho cán bộ quản lý và giáo viên xác định đúng mục tiêu và nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phù hợp từng chủ đề, đảm bảo tổ chức giáo dục kỹ năng sống theo đúng và đầy đủ mục tiêu trong năm học.

Thống nhất được mục tiêu, nội dung giáo dục với phụ huynh và các lực lượng giáo dục để trẻ luôn tiếp nhận được nội dung thống nhất về giáo dục kỹ năng sống theo đúng qui định của ngành cho dù là học ở trường, gia đình hay ở xã hội.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải hướng tới mục tiêu của giáo dục, giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình

79

thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở cấp học tiếp theo và cho việc học tập xuốt đời.

Thống nhất về mục tiêu sẽ giúp cán bộ quản lý và giáo viên dễ dàng thống nhất với nhau về nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống của trẻ ở trường.

- Đối với trẻ: đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu thông qua các hoạt động của trẻ ở trong các hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động lao động vệ sinh. Từ đó rút kinh nghiệm cho các bài dạy sau.

- Đối với giáo viên: đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu thông qua việc lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống, việc xác định mục tiêu ở giáo án, việc tổ chức hoạt động giáo dục và rút kinh nghiệm tiết dạy để tìm ra ưu khuyết điểm từ đó có biện pháp điều chỉnh bài dạy. Giáo viên cần nắm vững nội dung chương trình then chốt, trọng tâm, cập nhật thông tin, kiến thức hiện đại.

- Đối với cán bộ quản lý các cấp: cần phổ biến kịp thời những thay đổi của chương trình, thảo luận và thống nhất với giáo viên nội dung phân phối chương trình có sự phê duyệt của phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, của hiệu trưởng và của Lãnh đạo phòng GD&ĐT. Dự giờ, thăm lớp hay quan sát hoạt động của trẻ hay duyệt sổ giáo án sẽ giúp cán bộ quản lý đánh giá được việc thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục kỹ năng sống của giáo viên. Từ đó, có thể giúp đỡ giáo viên bằng cách tư vấn chuyên môn, tổ chức cho giáo viên học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

Thống nhất được mục tiêu giáo dục với phụ huynh và các lực lượng giáo dục để trẻ luôn tiếp nhận được nội dung thống nhất về giáo dục kỹ năng sống theo đúng qui định của ngành cho dù là học ở trường, gia đình hay ở xã hội.

80

-Sử dụng các văn bản của ngành và các văn bản chỉ đạo của các cấp giáo dục để làm căn cứ lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống đảm bảo mục tiêu theo qui định. Tổ chức và chỉ đạo cán bộ quản lý, tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống đảm bảo đúng kế hoạch đề ra.

-Tổ chức họp liên tịch giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ trẻ, đại diện lực lượng giáo dục để triển khai kế hoạch giáo dục kỹ năng sống của nhà trường. Từ đó, xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ bao gồm thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, cách phối hợp thực hiện và phân công nhiện vụ cụ thể cho từng vị trí: nhà trường, phụ huynh, lực lượng giáo dục.

- Có thể mời thêm các chuyên gia hoặc các nhà nghiên cứu khoa học về giáo dục kỹ năng sống để tổ chức hội thảo nhằm làm rõ mục tiêu giáo dục kỹ năng sống và giúp các chủ thể giáo dục dễ dàng chia sẻ trao đổi kinh nghiệm, tìm ra biện pháp phối hợp hiệu quả nhất.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

Dựa vào các văn bản hướng dẫn và các qui định về giáo dục kỹ năng sống của ngành học mầm non để làm căn cứ lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực hiện. Thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện và công bố công khai mức độ thực hiện mục tiêu trong các phiên họp hội đồng, họp phụ huynh để cùng nhau tháo gỡ khó khăn còn tồn đọng.

3.2.3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cho hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm làm cho giáo viên nắm vững các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục. Từ đó, có khả năng phối hợp các phương pháp một cách hợp lý và tổ chức linh hoạt các hình thức nhằm phát huy tối đa tính

81

chủ động tích cực của trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non nói chung và trường mầm non trên địa bàn thị xã Hồng Ngự nói riêng.

3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

- Trong quá trình thực hiện mục tiêu nội dung giáo dục kỹ năng sống cần hướng dẫn giáo viên lựa chọn những phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, thời điểm tổ chức phù hợp, thời lượng vừa sức.

+ Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động giáo dục kỹ năng sống với các hình thức đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu, hứng thú và tích cực hóa hoạt động của trẻ.

+ Tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá, xử lý tình huống bằng vận động thân thể và các giác quan dưới nhiều hình thức.

+ Chú ý nội dung giáo dục kỹ năng sống theo từng độ tuổi và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp.

+ Phát huy phương pháp giáo dục tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ; Chú trọng đổi mới môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ; Kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp; Tổ chức hợp lý các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp độ tuổi của nhóm/lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế.

+ Coi trọng tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động.

+ Chú trọng việc giao tiếp, gắn bó giữa người lớn với trẻ và trẻ với trẻ. - Hướng dẫn giáo viên biết khai thác các hình thức học tập thích hợp với

82

trẻ theo các lứa tuổi, như: học tập tích hợp, học tập tích cực; học tập tương tác; học qua chơi; học qua công nghệ thông tin; học qua khám phá; học qua hỏi.

- Hướng dẫn giáo viên áp dụng mội cách linh hoạt các phương pháp để tạo cho trẻ nhiều cơ hội tham gia vào các hoạt động học tập, phát triển ở trẻ khả năng tư duy, trí tuệ và thẩm mỹ... Trong quá trình áp dụng các phương pháp tích cực trong giáo dục trẻ mầm non đòi hỏi sự cân bằng giữa các yếu tố:

+ Khám phá: trẻ được lựa chọn theo ý thích, giáo viên quan sát, lắng nghe và đặt các câu hỏi (để hỗ trợ).

+ Các hướng dẫn mang tính dẫn dắt, gợi ý của giáo viên: việc học của trẻ là dựa trên kế hoạch được chuẩn bị kỹ lưỡng, cẩn thận của các giáo viên.

+ Hướng dẫn cụ thể: giáo viên chỉ rõ từng bước, mở rộng một ý tưởng cụ thể theo một hướng nhất định để trẻ thể hiện được từng kỹ năng cụ thể của mình. - Những vấn đề cần tập trung đổi mới phương pháp GD nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống.

- Nâng cao nhận thức cho giáo viên hiểu rõ chủ đề giáo dục chỉ là một trong những hình thức chuyển tải các nội dung giáo dục. Cho nên giáo viên cần lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ năng sống với các hình thức tổ chức một cách hợp lý, tạo sự hứng thú, để trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động như: sinh hoạt vệ sinh, chăm sóc, trực nhật, hoạt động ngoài trời, hoạt động chơi trong lớp, giờ học, lễ hội - sự kiện (có thể đã nằm trong chủ đề). Mặt khác, làm cho giáo viên hiểu rõ giờ học cũng là hình thức quan trọng để chuyển tải một số kiến thức, kỹ năng, giá trị cốt lõi của chương trình giáo dục mầm non. Bên cạnh đó, giờ học được tổ chức rất linh hoạt, không gọi tên là hoạt động chung, có thể thực hiện với cả lớp, nửa lớp, một nhóm nhỏ... và không cố định thời gian, thời điểm trong ngày.

- Phương pháp tổ chức giờ học cần linh hoạt, với các quan điểm đổi mới, dựa trên đặc điểm cách học của trẻ mầm non (học bằng thực hành trực tiếp,

83

trò chơi, giác quan...), tích hợp vào các lĩnh vực giáo dục hoặc mượn các hoạt động âm nhạc, thơ truyện, tạo hình để tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống

- Cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với các tình huống gần gũi trong cuộc sống chính là hoạt động lý tưởng nhất mang lại hiệu quả cao nhất và tiết kiệm nhất.

- Chú trọng yêu cầu "vui chơi tự do" trong mỗi hoạt động, vì rõ ràng nó mang lại cho trẻ một nền tảng dồi dào để xây dựng đa dạng dựa trên nền tảng của hoạt động vui chơi và mối quan hệ thực giữa việc học và cuộc sống thông qua các hoạt động hàng ngày, sự hứng thú và những hoài nghi của chúng.

- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất trong tổ chức hoạt động thực hành như trang bị ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý và các hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường.

- Xây dựng môi trường GD thân thiện để trẻ thấy “Mỗi ngày đến trường

là một niềm vui”, thực hiện phương châm “Giáo dục không chỉ chuẩn bị cho

cuộc sống mà giáo dục phải chính là cuộc sống của trẻ”. 3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

Cán bộ quản lý phải nắm vững các mục tiêu, nội dung của hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Thành lập ban hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ có năng lực chuyên môn tốt, nắm vững về mục tiêu, nội dung giáo dục kỹ năng sống để hỗ trợ cho cán bộ quản lý và giáo viên nâng cao chất lượng cũng như đổi mới phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non thị xã hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)