5. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã của
của một số địa phương
1.2.1.1. Kinh nghiệm của huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
Huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, là huyện nằm cách Thành phố Bắc Giang 15 km, trong những năm qua để từng bước nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật cho đội ngũ CBCC cấp xã, huyện đã triển khai rất nhiều các giải pháp quan trọng, như:
Cụ thể hoá nghị quyết, chỉ đạo của cấp trên về quá trình thực hiện các công tác quy hoạch, tuyển dụng, bố trí, sử dụng, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC cấp xã;đảm bảo tuân thủ triệt để nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, khách quan.
Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện bản lĩnh chính trị cho đội ngũ CBCC cấp xã nhằm xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã mạnh về số lượng, đảm bảo chất lượng, có tinh thần giác ngộ cách mạng cao có ý thức phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
huyện theo nguyên tắc phương án quy hoạch cán bộ phải đáp ứng được mục đích yêu cầu của cán bộ quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, phù hợp với thực tế và yêu cầu phát triển của địa phương. Mỗi chức danh quy hoạch từ 2 đến 3 người; mỗi người quy hoạch từ 2-3 chức danh.
Quan tâm tới việc nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị cho đội ngũ CBCC cấp xã. Xây dựng kế hoạch đào tạo cho cả nhiệm kỳ 5 năm theo hướng yếu lĩnh vực nào, bồi dưỡng lĩnh vực đó. Hàng năm huyện đã chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh để tiến hành công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận cho đội ngũ CBCC cấp huyện và cấp xã.
Huyện Tân Yên có giải pháp mới, yêu cầu các xã cử CBCC tham gia học việc ba tháng tại các phòng, ban, cơ quan của huyện. Thực tế khẳng định, hầu hết số cán bộ được tập huấn, bồi dưỡng đều áp dụng được các kiến thức, kỹ năng học vào công việc hằng ngày.
Làm tốt công tác đánh giá CBCC cấp xã hàng năm trên cơ sở tự phê bình và phê bình, quá trình thực hiện đảm bảo tính công bằng, khách quan, xác định chính xác kết quả làm việc, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng CBCC cấp xã. Chú trọng việc lấy hiệu quả công tác và sự đóng góp thực tế làm thước đo phẩm chất và năng lực CBCC cấp xã.
1.2.1.2. Kinh nghiệm của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Phổ Yên là huyện trung du nằm ở vùng phía nam tỉnh Thái Nguyên còn nhiều khó khăn nhưng do nhận thức được tầm quan trọng và có đồng bộ các giải pháp; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện được nâng lên, cơ cấu đội ngũ CBCC ngày càng hợp lý; tỷ lệ cán bộ trẻ, nữ, người dân tộc ở một số ngành, lĩnh vực tăng lên đáng kể. Một số giải pháp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện đó là:
Hàng năm, công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC được quan tâm trên cơ sở căn cứ vào tiêu chuẩn của từng chức vụ, chức danh, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch CBCC.
Quan tâm công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bản lĩnh chính trị, ý thức trách nhiệm, tác phong, thái độ làm việc cho đội ngũ CBCC cấp xã. Không ngừng nêu cao tinh thần đoàn kết; đẩy mạnh tự phê bình và phê bình; kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch xa rời nhân dân các hành vi tham nhũng, lãng phí.
Trong công tác quy hoạch, xem xét lựa chọn những người có đủ các tiêu chuẩn, phù hợp với tình hình của địa phương để đưa vào nguồn quy hoạch, từng bước thử thách, giao nhiệm vụ cùng với rèn luyện trong môi trường thực tiễn, sau đó cử đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu các chức danh tạo nguồn CBCC kế cận, bổ sung. Công tác tuyển dụng, thu hút nhân tài được ưu tiên một bước, trước tiên là ưu tiên người địa phương, người tham gia công tác lâu năm và người có trình độ.
Huyện rất chú ý bố trí, sử dụng CBCC là người dân tộc địa phương có đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quy định. Ngoài ra đối với CBCC là nữ đã được quan tâm trong công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và bố trí tỷ lệ hợp lý trong bộ máy chính quyền cấp xã.
Xây dựng kế hoạch tiến hành thường xuyên công tác kiểm tra công chức thực thi công vụ, trong đó đặc biệt quan tâm kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao của CBCC. Kịp thời luân chuyển những CBCC có năng lực ngay từ đầu nhiệm kỳ để rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ cho nhiệm kỳ sau. Đa số các CBCC luân chuyển được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ, có nhiều đóng góp, tạo động lực mới thúc đẩy hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
1.2.1.3. Kinh nghiệm của huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên
Tuần Giáo là huyện miền núi thuộc tỉnh Điện Biên với diện tích tự nhiên 113.542,2ha, dân số 87.883 người, có 19 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó 18 xã, 01 thị trấn, với 177 bản, tổ dân phố. Tổng biên chế được giao tỉnh giao 503 người. Trong đó, cấp huyện 98 người, cấp xã 405 người.
Để thực hiện tốt được mục tiêu đề ra, huyện Tuần giáo đã rất chú trọng vào công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, cụ thể như:
- Đã tạo được đội ngũ nhân lực ổn định, có trình độ chuyên môn tương đối đồng đều, trong đó trình độ cán bộ có trình độ đại học trở lên chiếm tỷ lệ cao; nhân lực có độ tuổi hợp lý, thuận lợi cho công tác lãnh đạo, quản lý trong thời gian dài.
- Công tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng nhân lực ngày càng hợp lý. Việc tuyển dụng, bố trí sử dụng cán bộ, công chức của huyện Tuần Giáo dần đi và nề nếp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, tận tụy với công việc, có phẩm chất đạo đức và phong cách phục vụ tốt. Công tác tiếp nhận, tuyển dụng, nhất là thông qua hình thức thi tuyển cạnh tranh, công khai minh bạch đã được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ. Huyện ủy, UBND huyện hết sức chú trọng trong việc sắp xếp, bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ đảm nhận các vị trí chủ chốt cấp xã. Công tác giới thiệu cán bộ ứng cử được tiến hành theo đúng quy trình, thủ tục, quy định về về phân cấp quản lý cán bộ. Có cơ chế sàng lọc, xử lý thanh loại những cán bộ yếu kém về năng lực, thoái hóa biến chất, vi phạm pháp luật góp phần nâng cao chất lượng cán bộ, công chức để sử dụng có hiệu quả.
- Công tác quy hoạch cán bộ: Mặc dù còn nhiều khó khăn về nguồn cán bộ nhưng cùng với việc ban hành quy định cụ thể về tiêu chuẩn đối với từng chức danh cán bộ quản lý, huyện Tuần Giáo đã sớm triển khai thực hiện công tác quy hoạch cán bộ góp phần tạo sự chủ động trong công tác bố trí, đề bạt, đồng thời đảm bảo tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ làm công tác quản lý.
- Để nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ, công chức, huyện đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý phù hợp, đặc biệt là đã có chế tài khen thưởng vật chất cũng như tinh thần, xử phạt nghiêm minh. Một trong những hạn chế lớn nhất của môi trường làm việc trong khu vực hành chính cấp xã là không có sự cạnh tranh cao, ít có chế tài khen thưởng, xử phạt như khu vực
doanh nghiệp. Do đó nhiều khi không khuyến khích động viên được cán bộ, công chức nâng cao năng lực làm việc.
1.2.1.4. Kinh nghiệm của huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
Huyện Điện Biên là huyện tiếp giáp với huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên, điều kiện tự nhiên - kinh tế - văn hóa và xã hội của huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên có nhiều nét tương đồng với huyện Mường Ảng. Công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, công chức cấp xã của huyện Điện Biên có nhiều điểm mới và có thể ứng dụng vào điều kiện thực tế của huyện Mường Ảng.
Huyện Điện Biên xác định luôn coi trọng và thường xuyên đổi mới về công tác cán bộ; những đổi mới căn bản được cấp trên và nhân dân đánh giá như: Thực hiện công khai minh bạch, khách quan trong công tác tuyển dụng công chức cấp xã từ việc thông báo tuyển dụng, quá trình thi tuyển đảm bảo dân chủ, đúng luật đến việc công khai người trúng tuyển ở các vị trí cần tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng văn phòng điện tử liên thông. Thái độ, trách nhiệm thực thi công vũ của đội ngũ cán bộ, công chức từ huyện đến cơ sở được nâng nên rõ rệt. Thước đo chính là hiệu quả công việc, sự hài lòng của các tổ chức, doanh nghiệp, và người dân khi đến giải quyết các thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị từ huyện đến cấp xã.
Trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Điện Biên luôn quan âm đến việc cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị cho cán bộ, công chức. Trong 3 năm 2016, 2017, 2018 huyện đã cử 26 cán bộ, công chức đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, 89 cán bộ, công chức cấp xã đi đào tạo về lý luận chính trị, 110 cán bộ, công chức cấp xã đi đào tạo quản lý nhà nước, tin học, 108 lãnh đạo chủ chốt cấp xã đi bồi dưỡng quản lý, điều hành theo chức danh.
Do làm tốt công tác cán bộ nên chất lượng giải quyết công việc được nâng cao. Các đồng chí cán bộ luân chuyển từ huyện xuống xã chỉ đạo, điều hành thông suốt, có trọng tâm, trọng điểm phát huy được thế mạnh của từng địa
phương, đưa huyện Điện Biên trở thành thế mạnh về phát triển kinh tế nông nghiệp, có 04 xã đạt xã nông thôn mới. Đến nay, 100% cán bộ, công chức cấp xã sử dụng mạng văn phòng điện tử liên thông để trao đổi thông tin, góp phần giảm thời gian, tiết kiệm chi phí, tăng tính chuyên nghiệp, hiện đại trong giải quyết công việc, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân Đặc biệt đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nhất là bộ phận một cửa những người thường xuyên, trực tiếp giải quyết công việc và giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân luôn tận tâm, hết mình vì công việc. Việc niêm yết công khai thủ tục hành chính tại bộ phận một của để người dân tra cứu thông tin, đồng thời giám sát quá trình thực thi công vụ của cán bộ được thực hiện nghiêm túc.