Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
3.4.1. Các yếu tố khách quan
a. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và địa phương
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ngày 18/03/2002 về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống
chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”; cùng với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong những năm qua, đội ngũ CBCC đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, việc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm cán bộ đã được thực hiện đúng tiêu chuẩn, quy định, bước đầu bố trí các chức danh cán bộ, cơng chức phù hợp với trình độ chun mơn được đào tạo; việc quản lý, sử dụng cán bộ, công chức đã dần đi vào nề nếp, hầu hết số cán bộ, công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển đều có trách nhiệm với cơng việc và vị trí cơng tác được giao, từng bước thực hiện tốt chế độ tiền lương, quy định đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với CBCC, vì vậy đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC. Đặc biệt là từ khi có Luật CBCC năm 2008; Luật Viên chức năm 2010; Nghị định số 114/2003/NĐ-CP; Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV; Nghị định số 112/2012/NĐ-CP thì đội ngũ CBCC khơng ngừng được kiện tồn, củng cố, phần lớn được rèn luyện, thử thách trong q trình cơng tác, được quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, góp phần giúp hoạt động của hệ thống chính trị nói chung và UBND cấp xã nói riêng có chuyển biến và hiệu quả hơn.
Đến nay, cơ bản đội ngũ CBCC có trình độ chun mơn, lý luận chính trị và năng lực để thực hiện các nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao các mặt công tác, khơi dậy được nguồn lực của nhân dân, nâng cao trình độ dân sinh, dân trí, dân chủ ở cấp xã, đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền, đảm bảo an ninh, chính trị, quốc phịng ở các địa phương và trên địa bàn cấp xã.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên
Trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Mường Ảng cơ bản được giữ vững và phát triển. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế bình và cơ cấu kinh tế đạt mục tiêu đề ra, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng nơng nghiệp. Sản phẩm nơng nghiệp có nhiều tiến bộ trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa, gắn với thị trường, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Những thành tựu kinh tế nói trên có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã như thu nhập bình quân đầu người tăng, đến năm 2018 ước đạt 118 triệu đồng; điều kiện sống tiến bộ rõ rệt. Đặc biệt, sự biến đổi cơ cấu kinh tế là một sức ép lớn đòi hỏi người CBCC cấp xã phải tích cực học tập nâng cao trình độ chun mơn để thích nghi với điều kiện làm việc mới, tăng năng lực cạnh tranh. Mặt khác, tình hình an ninh - chính trị, trật tự an tồn xã hội ổn định đã tạo môi trường thuận lợi để huyện phát triển kinh tế, từ đó huyện có điều kiện đầu tư kinh phí, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; các chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBCC cấp xã được thực hiện tốt hơn.
Bên cạnh đó, khó khăn đặt ra cho huyện Mường Ảng đó là trình độ dân trí của huyện vẫn cịn thấp so với khu vực và cả nước, vì vậy khi tạo nguồn, bổ sung cho đội ngũ CBCC xã sẽ gây một sức ép lớn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã sau này.
c. Thị trường lao động
Huyện Mường Ảng có 09 xã và 01 thị trấn. Tổng số dân toàn huyện năm 2018 là 48.245 người, gồm: nam 24235 người, chiếm 50,25% dân số toàn huyện; nữ 23920 người, chiếm 49,75% dân số toàn huyện.
Số người trong độ tuổi lao động năm 2018 là 29.280 người, chiếm 60,69% dân số toàn huyện. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện khoảng 38% và số lao động chưa có việc làm khoảng 8,5%.
Nhận thấy rằng, nguồn lao động của huyện khá dồi dào. Chất lượng nguồn lao động của huyện trong những năm qua tăng dần, năm 2018 đã tăng 12% so với năm 2016. Tuy nhiên, đa phần lao động tại khu vực nông thôn
qua đào tạo vẫn còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng đội ngũ CBCC cấp xã.