Giải pháp hoàn thiện công tác quy hoạch cán bộ,công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 114 - 118)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác quy hoạch cán bộ,công chức

Trên cơ sở thực hiện đúng Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW ngày 05-11- 2012 của Ban Tổ chức Trung ương về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30-11-2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) và Kết luận số 24-KL/TW ngày 05-6-2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) (thay cho Hướng dẫn số 22-HD/BTCTW ngày 21-10-2008 của Ban Tổ chức Trung ương); Hướng dẫn số 06-HD/BTCTW ngày 24-02-2017 của Ban Tổ chức Trung ương về sửa đổi, bổ sung một số nội dung về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nêu tại Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW ngày 05-11-2012 của Ban Tổ chức trung ương, cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Một là, nhận thức đúng mục đích, yêu cầu của công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

Quy hoạch cán bộ không phải là đề án nhân sự, mà là việc tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong công tác cán bộ, khắc phục tình trạng hụt hẫng trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở xã, bảo đảm tính kế thừa, phát triển và chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, giữ vững đoàn kết nội bộ và sự ổn định chính trị; chuẩn bị từ xa và tạo nguồn cán bộ dồi dào bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

Hai là, đổi mới nội dung và cách làm quy hoạch cán bộ cấp xã.

Thực hiện công khai, dân chủ, phát huy vai trò của tập thể cấp ủy, BTV cấp ủy, cán bộ xã, người đứng đầu các tổ chức trong HTCT xã, nhưng phải

đảm bảo nguyên tắc công tác cán bộ là Đảng thống nhất lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong HTCT theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Ba là, căn cứ tiêu chuẩn chức danh để xây dựng quy hoạch.

Phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh để xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ xã. Chỉ khi xây dựng được tiêu chuẩn chức danh mới có thể lựa chọn được những cán bộ đáp ứng yêu cầu chức danh quy hoạch.

Bốn là, thực hiện nghiêm túc phương châm “mở” trong quy hoạch cán bộ. Cần khắc phục tình trạng quy hoạch chỉ khép kín trong từng xã. Mở rộng nguồn đưa vào quy hoạch; tích cực, chủ động tạo nguồn quy hoạch cán bộ xã. Nguồn quy hoạch đội ngũ cán bộ xã bao gồm nguồn kế cận và nguồn kế tiếp dự bị lâu dài. Nguồn kế cận là những người đang làm những công việc có tính chất gần với công việc của chức danh quy hoạch, đã được rèn luyện, thử thách qua thực tiễn, có nhiều kinh nghiệm trong công tác, trong vận động nhân dân. Nguồn cán bộ kế tiếp dự bị lâu dài cho quy hoạch các chức danh cán bộ xã phải được chú ý ngay từ đầu nhiệm kỳ, bao gồm những con em ở địa phương đang theo học tại các trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học có thành tích trong học tập từ khá giỏi trở lên, có hạnh kiểm tốt, năng động và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Cần chú ý những con em gia đình có công với cách mạng, gia đình nghèo nhưng chịu khó, học giỏi, những thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, những thanh niên nổi trội trong các phong trào của quần chúng ở cơ sở, cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ là người dân tộc thiểu số.

Năm là, gắn kết chặt chẽ công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ xã với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Khắc phục tình trạng đào tạo, bồi dưỡng một cách tràn lan, không theo quy hoạch dẫn đến khi bố trí, sử dụng cán bộ không đúng chuyên môn, đào tạo một đằng, sử dụng một nẻo gây khó khăn cho cán bộ trong việc phát huy

năng lực, sở trường của mình. Khi đã lựa chọn được nguồn cán bộ đưa vào quy hoạch các chức danh cán bộ xã thì công việc tiếp theo rất quan trọng là có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cụ thể cho từng người nhằm đáp ứng tiêu chuẩn chức danh để bố trí, sử dụng có hiệu quả.

Sáu là, thường xuyên rà soát, kiểm tra, đánh giá công tác quy hoạch. Định kỳ cấp ủy phải có kế hoạch kiểm tra, đánh giá, thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ, ý thức phấn đấu, rèn luyện của cán bộ trong quy hoạch, kịp thời đưa ra khỏi diện quy hoạch những cán bộ suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực hạn chế, chiều hướng phát triển kém, ngại phấn đấu, ngại rèn luyện; phát hiện bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới đảm bảo về tiêu chuẩn, đồng thời đưa những cán bộ trẻ có triển vọng, được đào tạo bài bản vào nguồn nhân sự quy hoạch để sớm có điều kiện rèn luyện, thử thách.

Xây dựng chiến lược, quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đảm bảo khoa học, hợp lý

Triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ CBCC cấp xã đảm bảo nguồn CBCC bổ sung đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; là cơ sở của việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và định hướng việc bố trí, sử dụng trong tương lai. Quy hoạch đội ngũ CBCC cấp xã là kế hoạch tổng thể, dài hạn về tạo nguồn và xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức một cách chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, cần chú trọng các giải pháp:

Một là, Quy hoạch đội ngũ CBCC cấp xã phải bám sát thực tiễn, có tính tích cực, khả thi, trên cơ sở làm tốt việc rà soát, nắm chắc được đội ngũ hiện có và CBCC dự nguồn, tính toán, dự báo được nhu cầu trước mắt và lâu dài, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của xã và định hướng phát triển trong tương lai.

Hai là, Chỉ đưa vào quy hoạch những người có đủ các tiêu chuẩn quy định và phù hợp với tình hình của từng xã. Làm tốt công tác rà soát để đưa

những người không đủ tiêu chuẩn ra khỏi quy hoạch. Do nguồn quy hoạch CBCC cấp xã còn hạn hẹp và khép kín nên trong quá trình thực hiện quy hoạch phải “mở” và “động” một chức danh phải dự kiến quy hoạch từ 2 đến 3 người; mỗi một người phải quy hoạch từ 2 đến 3 chức danh. Mở rộng nguồn quy hoạch, không khép kín trong từng xã, không chỉ đưa vào quy hoạch những CBCC hiện đang công tác hoặc cơ trú tại xã mà đưa vào quy hoạch cả các CBCC đang công tác tại địa bàn xã khác nếu có đủ tiêu chuẩn.

Ba là, Quan điểm quy hoạch phải dựa trên nguyên tắc đó là nhiệm vụ chính trị của địa phương và yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Cần khắc phục hạn chế trong quy hoạch cơ cấu và chất lượng không đảm bảo.

Bốn là, Trong công tác quy hoạch cần thông qua các phong trào thi đua để phát hiện người có phẩm chất năng lực, đặc biệt là người có tâm huyết và năng lực chỉ đạo thực tiễn tốt, làm việc năng động, sáng tạo, có hiệu quả, những nhân tố mới trẻ, có nhiều triển vọng phát triển, đạo đức, lối sống gương mẫu, tiên phong trong công tác, dám nghĩ, dám làm. Cần quan tâm tạo nguồn CBCC trẻ có trình độ, năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ, những CBCC là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ.

Năm là, Xây dựng tiêu chuẩn CBCC đưa vào quy hoạch phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, có tinh thần yêu nước sâu sắc; có tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân; có khả năng đảm nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ; đảm bảo về độ tuổi và trình độ đào tạo.

Sáu là, Cần phải triển khai thực hiện tốt các bước trong công tác quy hoạch đó là: rà soát đội ngũ CBCC và nhận xét đánh giá, xác định phương hướng cơ cấu trong thời gian tới và cụ thể hoá tiêu chuẩn (xây dựng đề án quy hoạch); phê duyệt và công bố quy hoạch; tổ chức thực hiện phương án quy hoạch. Trong quá trình thực hiện quy hoạch phải công khai theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 114 - 118)