Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5. Đánh giá chung chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện
3.5.2. Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những điểm mạnh, những mặt tích cực trong quá trình nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã của huyện Mường Ảng, thì khơng thể phủ nhận những điểm yếu và những hạn chế cần phải được khắc phục kịp thời để có thể hồn thiện hơn cho đội ngũ CBCC cấp cơ sở này. Những mặt hạn chế được thể hiện như sau:
Về thể lực: Thể lực của đội ngũ CBCC cấp xã nhìn chung ở mức trung bình, hạn chế về chiều cao, cân nặng, sức mạnh và sức bền nên phần lớn chưa đáp ứng yêu cầu cường độ làm việc trong thời kỳ CNH – HĐH
Về trình độ: Cịn số lượng lớn cán bộ chưa được đào tạo cơ bản, hệ thống; đặc biệt là về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước dẫn đến trong công tác quản lý điều hành còn lúng túng, chất lượng, hiệu quả công tác chưa cao.
Kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ CBCC cấp xã còn yếu. Năng lực quản lý điều hành chưa ngang tầm với nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội. Nhận thức trong đội ngũ CBCC không đồng đều, thiếu chủ động sáng tạo; việc vận dụng các chủ trương, chính sách vào điều kiện thực tế của từng địa phương chưa linh hoạt, nhiều nơi cịn sao chép một cách máy móc. Khơng ít CBCC cấp xã chưa nắm vững chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, các quy định của pháp luật, vì vậy quá trình chỉ đạo điều hành, giải quyết cơng việc cịn mang tính chủ quan, tuỳ tiện theo cảm tính cá nhân. Về năng lực thực hiện các nhiệm vụ chun mơn cịn thấp, chưa có tính chun nghiệp, phần lớn thiếu khả năng độc lập, quyết đốn trong giải quyết cơng việc, thụ động trong thực thi các nhiệm vụ; thiếu khả năng bao qt tình hình, đồng thời chậm thích ứng với nhiệm vụ mới. Cịn nhiều CBCC chưa có khả năng tư duy dự báo trong xây dựng chương trình, kế hoạch, khả năng phân tích tổng hợp yếu; tinh thần phối hợp trong giải quyết cơng việc cịn hạn chế dẫn tới hiệu quả công tác không cao.
Cơ cấu đội ngũ CBCC cấp xã chưa phù hợp, tỷ lệ nữ thấp, tuổi đời bình quân cao. Số lượng cán bộ giữ cương vị chủ chốt ở cấp xã có tuổi đời khá cao, cơ cấu về độ tuổi của đội ngũ CBCC cấp xã thiếu đồng bộ, tỷ lệ trẻ trong đội ngũ khơng đảm bảo tính kế thừa. Một bộ phận cán bộ có thâm niên cơng tác từ 10 năm trở lên. Công tác lâu năm cũng có mặt tích cực là quen việc, tích lũy được kinh nghiệm, nhưng có mặt hạn chế là dễ bảo thủ, thiếu năng động và thường tư duy theo lối mịn, tự bằng lịng, tự thỏa mãn, khơng có ý chí vươn lên, thay đổi cách nghĩ, cách làm.
dịch, sách nhiễu nhân dân, có những lúc, những nơi cịn có biểu hiện mất đồn kết nội bộ, bè phái, cục bộ dẫn đến mất lòng tin ở nhân dân, làm giảm hiệu quả quản lý ở cấp xã.
Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa công tác quy hoạch, tuyển dụng, tạo nguồn với cơng tác đào tạo, bố trí và sử dụng cán bộ. Việc bố trí, sử dụng CBCC của một số cơ sở nhiều nơi, nhiều lúc còn biểu hiện cục bộ địa phương, dân tộc, dịng họ, gia đình, khơng xuất phát từ u cầu vì cơng việc để bố trí con người. Trong một thời gian dài, việc lựa chọn, tuyển dụng, bố trí, sử dụng CBCC cấp xã chưa được quan tâm thực hiện đúng quy định. Chính sách đãi ngộ vật chất và tinh thần đối với đội ngũ CBCC chưa được quan tâm đúng mức nhất là đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.