Nâng cao thể lực cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 128)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tạ

4.2.8. Nâng cao thể lực cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Lãnh đạo huyện Mường Ảng cần tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện; bảo đảm 100% số xã có trạm y tế phù hợp với điều kiện KT - XH và nhu cầu khám chữa bệnh từng vùng; tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu; phát triển đội ngũ nhân viên y tế thôn bản nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Xây dựng các chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho đội ngũ CBCC cấp xã, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng cho CBCC vùng nghèo, dân tộc thiểu số,vùng sâu, vùng khó khăn; thực hiện lồng ghép các chương trình, mục tiêu, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông - giáo dục sức khỏe tại cộng đồng.

Hàng năm chỉ đạo cán bộ, công chức tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bố trí, sắp xếp cho cán bộ, cơng chức sức khỏe khơng đảm bảo nghỉ cơng tác hưởng chế độ chính sách kịp thời tuyển chọn, thay thế bằng những cán bộ, cơng chức có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ được giao.

4.2.9. Tăng cương công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Để xây dựng được một đội ngũ CBCC cấp xã có đủ bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức tốt, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cần quan tâm thực hiện một số giải pháp:

Một là, Tăng cường cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, khơng ngừng rèn luyện nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ CBCC; xây dựng đội ngũ CBCC nói chung, đội ngũ CBCC cấp xã nói riêng mạnh về số lượng, đảm bảo chất lượng, có tinh thần giác ngộ cách mạng cao, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, phấn đấu hết mình để xây dựng nhà nước Việt Nam pháp quyền Xã hội chủ nghĩa với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Hai là, Đẩy mạnh công tác tự phê bình và phê bình trong kiểm điểm nhằm đánh giá tồn diện, cơng tâm, khách quan, trung thực nhận thức chính trị, tư tưởng đạo đức lối sống, năng lực thực tiễn để có phương án sử dụng, đào tạo, quy hoạch, luân chuyển, điều động, thay thế CBCC.

Ba là, Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm. Chú trọng công tác tự kiểm tra của CBCC trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mỗi một CBCC trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích của người dân, kịp thời, chất lượng.

Bốn là, Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tới đội ngũ CBCC. Mỗi một CBCC phải xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết chú trọng nội dung làm theo.

Năm là, Xây dựng và thực hiện tốt cơ chế giám sát của nhân dân và của các tổ chức chính trị - xã hội đối với hoạt động đội ngũ CBCC. Đây là biện pháp quan trọng để nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, hiệu quả của CBCC trong thực hiện nhiệm vụ.

Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức xã được tạo nên bởi rất nhiều hoạt động khác nhau của tổ chức và cá nhân người cán bộ. Tuy nhiên, một trong những hoạt động hết sức quan trọng và khơng thể thiếu được đó là tính tích cực, chủ động và tinh thần tự giác đối với việc tự học, tự rèn luyện của bản thân mỗi cán bộ, công chức. Suy cho cùng, chất lượng của cả đội ngũ cán

bộ, công chức xã được thể hiện trước hết ở chất lượng của từng cán bộ, cơng chức mà trên hết đó là nhờ tinh thần tự giác học tập và rèn luyện của chính bản thân mỗi cán bộ, công chức. Tất cả các hoạt động khác nhằm tạo nên chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã sẽ không hiệu quả cao, nếu như bản thân mỗi cán bộ, công chức khơng thực sự tích cực, chủ động và tự giác học tập và rèn luyện. Do đó, ngồi việc được đào tạo bài bản ở trường, lớp, mỗi cán bộ, cơng chức xã phải có ý thức tự giác nâng cao trách nhiệm của bản thân, không ngừng học tập nâng cao trình độ mọi mặt, ra sức rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống và tác phong công tác, đồng thời cần xác định việc tự học tập, tự rèn luyện là trách nhiệm bắt buộc, là nghĩa vụ của mỗi cán bộ, cơng chức. Để phát huy tính tích cực, chủ động và tinh thần tự giác của mỗi cán bộ, công chức xã đối với việc tự học, tự rèn luyện, cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Các cấp ủy, chính quyền xã cần xây dựng các quy chế, quy định cụ thể về chế độ học tập, rèn luyện của đội ngũ cán bộ cơ sở nói chung, đội ngũ cán bộ xã nói riêng, trong đó cần chú ý quy định trách nhiệm cá nhân của từng cán bộ, công chức đối với việc tự học, tự rèn luyện nhằm không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực công tác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Cần quy định việc tự học, tự rèn luyện thành một tiêu chí để đánh giá cán bộ, công chức xem xét thi đua, khen thưởng cuối năm đối với từng cán bộ, công chức để mỗi cán bộ ý thức hơn về trách nhiệm tự nâng cao chất lượng của bản thân, từ đó mới tích cực, chủ động và tự giác hơn trong việc tự học, tự rèn luyện.

BTV Huyện ủy và BTV đảng ủy xã phải thường xuyên theo dõi, động viên, nhắc nhở, đôn đốc và tạo mọi điều kiện thuận lợi cả về vật chất lẫn tinh thần để cán bộ xã tự học, tự rèn luyện. Định kỳ sáu tháng hoặc cuối năm, nên tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả việc tự học, tự rèn luyện của cán bộ, qua đó tuyên dương những cán bộ có tinh thần tự giác cao trong học

tập và rèn luyện, đồng thời kịp thời phê bình những cán bộ cịn yếu kém về một hoặc nhiều mặt nhưng khơng tích cực phấn đấu học tập và rèn luyện, tự bằng lịng với những kiến thức và những gì mình có.

4.3. Kiến nghị

4.3.1. Đối với Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương

Cần có chính sách giải quyết chế độ khi cán bộ cấp xã nghỉ thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc như đối với công chức cấp xã.

Sửa đổi các quy định của Đảng, Nhà nước cho phù hợp với tình hình thực tế, không phân biệt cán bộ chuyên trách với công chức cấp xã. Liên thông cán bộ, công chức 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện và cấp xã.

Sửa đổi Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV của Bộ trưởng Nội vụ về quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với CBCC xã, phường, thị trấn: Nâng cao tiêu chuẩn cán bộ đối với các chức danh Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã cho phù hợp với sự phát triển trong tình hình mới.

Có chính sách ưu đãi hưởng 70% phụ cấp đối với cán bộ luân chuyển từ cấp tỉnh, huyện xuống cơ sở.

4.3.2. Đối với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên

Cụ thể hóa các thơng tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn cán bộ, cơng chức cấp xã cho phù hợp với tình hình thực tiễn ở cơ sở.

4.3.3. Đối với Huyện ủy, UBND huyện Mường Ảng

Tổ chức kiểm tra trình độ chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã, trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thích hợp. Có chế độ kiểm tra, giám sát, kịp thời xử lý nghiêm minh những cán bộ chính quyền cấp xã vi phạm đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Tăng cường công tác luân chuyển cán bộ từ huyện xuống cơ sở và từ cơ sở lên huyện để đào tạo, bồi dưỡng tồn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ

cán bộ; tạo điều kiện cho cán bộ trẻ, có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện thực tiễn; tạo nguồn cán bộ lâu dài cho huyện, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của huyện và cán bộ lãnh đạo ở phòng, ban ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể huyện, các xã, thị trấn.

KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu đề tài đã hệ thống hoá những vấn đề về lý luận và thực tiễn của nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, làm cơ sở khoa học để đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

Nhìn chung đội ngũ CBCC cấp xã đã trưởng thành và lớn mạnh cả về lượng và về chất đến năm 2018 số lượng CBCC là 222 người đủ số lượng theo quy định hiện hành. CBCC cấp xã của huyện đều có thể lực, sức khỏe tốt. Đa số CBCC có bản lĩnh chính trị vững vàng, giữ gìn được lối sống trong sáng, lành mạnh, được nhân dân tin yêu . Trình độ học vấn của CBCC ngày càng cao; đa số đội ngũ cơng chức cấp xã của huyện đạt chuẩn: Trình độ văn hố ngày càng được nâng lên có 220/222 CBCC có trình độ THCS trở lên. Trình độ chun mơn có xu hướng tăng dần tỷ trọng CBCC có trình độ Trung cấp, CĐ, ĐH có 119 CBCC có trình độ từ trung cáp trở lên, và giảm dần tỷ trọng CBCC chưa qua đào tạo và sơ cấp còn 03 người chưa qua đào tạo. Tỷ lệ CBCC có trình độ lý luận chính trị trung cấp tăng dần, năm 2018 có 176/222 CBCC có trình độ trung cấp trở lên. Số lượng CBCC được đào tạo, bồi dưỡng về trình độ quản lý nhà nước có xu hướng tăng từ 90 người năm 2016 tăng lên 181 người năm 2018.

Cơ cấu đội ngũ CBCC chính quyền các xã của huyện ngày một hoàn chỉnh hơn, đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện nay. Cơ cấu về giới tính, độ tuổi, dân tộc thiểu số hợp lý. Công tác tuyển dụng CBCC cấp xã được thực hiện tốt đảm bảo đủ về số lượng theo chỉ tiêu đề ra và nâng cao về chất lượng từ năm 2016 đến năm 2018 đã tuyển dụng được 16 CBCC đều có trình độ chuyện môn Đại học.

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có năng lực và những kỹ năng cơ bản trong việc thiết lập các mục tiêu, tổ chức thực hiện các công việc cá nhân; dần nâng cao năng lực và rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong ứng xử, giao tiếp, có sự hiểu biết và tơn trọng lẫn nhau, có trách nhiệm với cơng việc được

giao, có thái độ đúng đắn trong q trình thực thi cơng vụ; có thái độ tích cực, tự giác, kỷ luật cao, không gây sách nhiễu, phiền hà trong thực thi công vụ. CBCC cấp xã gây dựng được uy tín trong cơng việc, lịng tin của đồng nghiệp và người dân.

Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã ở huyện Mường Ảng hiện cịn bộc lộ một số mặt hạn chế: Thể lực nhìn chung ở mức trung bình, hạn chế về chiều cao, cân nặng; còn một số cán bộ chưa được đào tạo cơ bản, hệ thống; kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ CBCC cấp xã có mặt cịn yếu. Cơ cấu đội ngũ CBCC ở một số xã có mặt phù hợp, tỷ lệ nữ thấp, tuổi đời bình quân cao; một số CBCC cấp xã có biểu hiện dao động, cơ hội, hách dịch, sách nhiễu nhân dân, có những lúc, những nơi cịn có biểu hiện mất đồn kết nội bộ, bè phái, cục bộ dẫn đến mất lòng tin ở nhân dân, làm giảm hiệu quả quản lý ở cấp xã.

Xuất phát từ những thực trạng trên, luận văn đã đề xuất 09 nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Mường Ảng trong thời gian tới, các gỉải pháp vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến các giải pháp: Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng công chức; Đổi mới công tác tuyển dụng công chức; Hồn thiện cơng tác đánh giá cán bộ, cơng chức; Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện công vụ của công chức.

Với tiềm năng con người và tài nguyên hiện tại của huyện nếu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bố trí sử dụng, đánh giá và đãi ngộ tốt sẽ đem lại hiệu quả KT-XH cao, góp phần thúc đẩy quá trình CNH, HĐH huyện phát triển hơn nữa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Ban Bí thư (2018), Quy định số 127-QĐ/TW ngày 01/3/2018 về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của đảng bộ, chi bộ cơ sở xã, phường, thị trấn, Hà Nội.

2. Ban Tổ chức Trung ương (2012), Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW ngày

05/11/2012 về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) và Kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI), Hà Nội.

3. Ban Tổ chức Trung ương (2014), Hướng dẫn số 27-HD/BTCTW ngày

25/9/2014 về kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên hằng năm, Hà Nội.

4. Ban Tổ chức Trung ương (2017), Hướng dẫn số 06-HD/BTCTW ngày

24/02/2017sửa đổi, bổ sung một số nội dung về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nêu tại Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW ngày 05/11/2012 của Ban Tổ chức Trung ương, Hà Nội

5. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 về công

tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.

6. Bộ Chính trị (2016), Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Hà Nội.

7. Bộ Chính trị (2017), Quy định số 89-QĐ/TW ngày 04/8/2017 về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, Hà Nội.

8. Bộ Chính trị (2017), Quy định số 105-QĐ/TW ngày 19/12/2017 về phân

cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, Hà Nội.

9. Bộ Chính trị (2018), Quy định số 132-QĐ/TW ngày 08/3/2018 về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị, Hà Nội.

10. Bộ Chính trị (2013), Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 về

việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị - xã hội, Hà Nội.

11. Bộ Chính trị (2013), Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 ban

hành Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, Hà Nội.

12. Bộ Chính trị (2016), Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 về đẩy mạnh

học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Hà Nội.

13. Bộ Chính trị (2017), Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 về xử lý

đảng viên vi phạm, Hà Nội.

14. Bộ Nội vụ (2012), Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012

hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn, Hà Nội.

15. Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2012), Thông tư số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2012,

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 128)