Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng từ năm 2016-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 81 - 84)

ĐVT: Người

STT Nội dung đào tạo Số người tham gia đào tạo

2016 2017 2018

1 Chuyên môn nghiệp vụ 15 18 25

2 Lý luận chính trị 5 16 21

3 Quản lý nhà nước 0 3 45

4 Tin học 23 31 65

5 Ngoại ngữ 0 3 7

Tổng 43 71 165

“Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Mường Ảng”

Bảng 3.13 cho thấy, tổng số CBCC được đào tạo, bồi dưỡng tăng hàng năm từ 43 người năm 2016 lên đến 165 người năm 2018.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng đã tập trung vào những nội dung nhất định phụ thuộc vào nhu cầu thực tiễn của công việc và kiến thức còn thiếu của CBCC cấp xã.

Trong 3 năm hoạt động đào tạo, bồi dưỡng được tập trung vào nội dung về chun mơn nghiệp vụ, tin học, lý luận chính trị và trình độ quản lý nhà nước. Đối tượng được cử đi học gồm những người chưa qua đào tạo về trình độ chun mơn, trình độ quản lý, trình độ lý luận chính trị hoặc có trình độ sơ cấp, trung cấp đi học, giúp họ có điều kiện tiếp tục hồn thiện và nâng cao trình độ để đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới. Họ hầu hết là những

CBCC trẻ, là đội ngũ kế cận những CBCC xã sắp về hưu. Do vậy, kết hợp với thực tiễn, kinh nghiệm cơng tác và q trình được đào tạo bài bản, chính quy, có hệ thống sẽ tạo ra một đội ngũ CBCC có chất lượng cao trong tương lai.

Như vậy, huyện Mường Ảng đã chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC cấp xã. Đây là một vấn đề cần thực hiện nghiêm túc, trong chiến lược của Đảng và Nhà nước về việc xác định tầm quan trọng của đội ngũ CBCC cấp xã và yếu tố nòng cốt là đổi mới con người, đầu tư cho con người để từ đó bộ máy hành chính nhà nước vận hành hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ nền KT-XH của địa phương nói riêng và đất nước nói chung.

3.3.2. Cơng tác Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã

Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý là công tác phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của từng địa phương, cơ quan, đơn vị và đất nước. Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và thực tế đội ngũ cán bộ; phải gắn với các khâu khác trong công tác cán bộ, bảo đảm sự liên thông quy hoạch của cả đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị. Quy hoạch cán bộ, công chức là nội dung trọng yếu của cơng tác tổ chức, là q trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp để tạo nguồn và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trên cơ sở dự báo nhu cầu công chức, nhằm đảm bảo hồn thành nhiệm vụ chính trị, cơng việc được giao. Nói đến quy hoạch khơng chỉ nói tới việc lập kế hoạch chung mà phải xác định rõ yêu cầu, căn cứ, phạm vi, nội dung, phương pháp tiến hành quy hoạch. Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý phải được xây dựng dựa trên cơ sở quy hoạch cấp ủy đảng các cấp, lấy quy hoạch cấp dưới làm cơ sở cho quy hoạch ở cấp trên, bảo đảm sự liên thông, gắn kết giữa quy hoạch của các địa phương, ban, bộ, ngành với nhau. Những yêu cầu đối với công tác quy hoạch cán bộ, công chức:

- Phải đánh giá đúng cán bộ, công chức trước khi đưa vào quy hoạch. Quy hoạch cán bộ phải theo phương châm “mở” và “động”: Giới thiệu cán bộ vào quy hoạch khơng khép kín trong từng địa phương, khơng chỉ đưa vào quy hoạch những cán bộ tại chỗ mà cần xem xét, đưa vào quy hoạch những CBCC có đủ tiêu chuẩn, điều kiện và triển vọng đảm nhiệm chức danh quy hoạch ở địa phương, đơn vị khác. Quy hoạch cán bộ là tạo nguồn để chủ động chuẩn bị cán bộ cho việc bổ nhiệm, bố trí nhân sự. Cán bộ trong quy hoạch ở thời điểm đưa vào quy hoạch không nhất thiết phải đáp ứng đầy đủ điều kiện và tiêu chuẩn của chức danh quy hoạch, mà cần được rèn luyện, thử thách, đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn của chức danh được quy hoạch. Đảm bảo số lượng, yêu cầu về độ tuổi và cơ cấu cán bộ nữ trong quy hoạch và thực hiện công khai trong công tác quy hoạch cán bộ, tránh tình trạng nghi ngờ, hạ thấp uy tín lẫn nhau.

- CBCC cấp xã đã nhận thấy có cơ hội thăng tiến hơn trong công việc qua công tác quy hoạch được thực hiện đảm bảo quy trình, tuần tự các bước nên tạo được sự thống nhất cao. Kết quả quy hoạch CBCC cấp xã thể hiện được phương châm “động” và “mở” nghĩa là một chức danh đã quy hoạch nhiều người và một người quy hoạch nhiều chức danh. Trên cơ sở quy hoạch, lãnh đạo huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng CBCC, khắc phục dần tình trạng quy hoạch mang tính hình thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)