Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tạ
4.2.6. Tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát
Thực tiễn những năm qua cho thấy, những sai phạm của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nếu không được kiểm tra, uốn nắn kịp thời sẽ tạo cơ hội cho những sai lầm lớn hơn dẫn đến mất lịng tin trong nhân dân, uy tín của Đảng, của Nhà nước đối với nhân dân bị giảm sút, nhiều trường hợp phải kỷ luật buộc thôi việc, khai trừ khỏi Đảng. Vì vậy, cơng tác kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ xã phải được tiến hành thường xuyên, không chờ khi cán bộ vi phạm nghiêm trọng mới kiểm tra xử lý kỷ luật. Thực hiện cơ chế Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia xây dựng và giám sát hoạt động của cán bộ chính quyền xã theo tinh thần của quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở và Quyết định 290-QĐ/TW ngày 12-12-2013 của Bộ Chính trị ban hành “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị - xã hội”. Để bảo đảm sự vận hành đó, cần xây dựng những quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát, quản lý đối với cán bộ, coi đó như điều kiện bảo đảm việc thực thi nhiệm vụ, cơng vụ một cách tích cực, đúng đắn của cán bộ. Khắc phục tình trạng chưa thực sự được quan tâm đúng mức, cịn có biểu hiện nhiều hạn chế, nể nang, hình thức trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát cán bộ.
Cần có quy định cụ thể hơn về thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với cán bộ, công chức cấp xã, hồn thiện các cơng cụ thanh tra, kiểm tra, giám sát (quy chế, quy định của Đảng; luật, nghị định, thông tư của Nhà nước). Phải có những quy định rõ về thẩm quyền và cơ chế bảo đảm thực thi thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát từ phía cấp ủy đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức CT-XH và nhân dân đối với cán bộ, nhất là việc thực thi quyền khiếu nại, tố cáo một cách dễ dàng, thuận lợi; có quy định rõ việc cán bộ phải chịu trách nhiệm về những sai phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình gây ra bằng cách quy định chế độ kỷ luật. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát những hoạt động của cán bộ phải được công bố công khai, làm
cơ sở để bầu cử, giới thiệu ứng cử và xét hưởng các chế độ đãi ngộ. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, đảm bảo việc xử lý nhanh nhất, nếu cán bộ nào có vi phạm nghiêm trọng thì bị đình chỉ cơng việc ngay. Tăng cường kiểm tra, thanh tra chéo. Tăng cường kiểm tra, giám sát về công tác quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ.
4.2.7. Đổi mới hệ thống chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã
Hệ thống chính sách, chế độ đối với đội ngũ CBCC cấp xã gồm có: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng CBCC; chính sách sử dụng và quản lý CBCC; chính sách bảo đảm lợi ích vật chất và động viên tinh thần đối với CBCC... Đó là những mục tiêu quan trọng trong quá trình nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCC cấp xã. Ở các phần trên đã đề cập đến chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý CBCC... Trong phần này chỉ bàn đến chính sách đảm bảo lợi ích vật chất và động viên tinh thần đối với đội ngũ CBCC cấp xã.
Đổi mới hệ thống chính sách, đặc biệt là chính sách đãi ngộ, đảm bảo lợi ích vật chất và động viên tinh thần đối với đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã là một đòi hỏi cấp bách nhằm thu hút nhân tài và ổn định lâu dài đội ngũ CBCC cấp xã. Chế độ phụ cấp, sinh hoạt phí và bảo hiểm xã hội đối với cán bộ chính quyền cấp xã có ý nghĩa quyết định đến tinh thần và chất lượng công tác của CBCC. Sinh hoạt phí của đội ngũ CBCC cấp xã đã có bước cải thiện đáng kể. Nhưng vẫn còn nhiều bất hợp lý cần phải được tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung.
Một là, Xác định lại biên chế CBCC cấp xã cho phù hợp với từng địa phương, tránh tình trạng cào bằng biên chế như hiện nay.
Hai là, Để đổi mới chính sách đãi ngộ đối với CBCC cấp xã, chính phủ
đã có chính sách áp dụng tiền lương; chính sách tuyển dụng; bổ nhiệm; chế độ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; chế độ khen thưởng, kỷ luật
như đối với CBCC nhà nước. Ngoài ra, cũng cần có chế độ khuyến khích, khen thưởng cho những CBCC cấp xã có tâm huyết phục vụ nhân dân, hết lịng vì cơng việc sau khi nghỉ hưu đời sống gặp khó khăn.
Ba là, Thực hiện đồng bộ các chính sách, chế độ để đảm bảo lợi ích vật
chất và động viên tinh thần đối với đội ngũ CBCC cấp xã, tạo cho họ có cuộc sống tinh thần và vật chất tương xứng với mặt bằng chung. Đây sẽ là những yếu tố góp phần làm cho cán bộ n tâm cơng tác, hết lịng với cơng việc, hạn chế được những tiêu cực dễ phát sinh ở cấp xã, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thực sự là những "công bộc" của dân.