Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và giáo dục rèn luyện, nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 118 - 120)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tạ

4.2.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và giáo dục rèn luyện, nâng cao

cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, công chức cấp xã

Cần rà sốt, đánh giá lại trình độ của tồn bộ đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã đương chức và trong quy hoạch để nắm chắc trình độ về mọi mặt của từng cán bộ (trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước về các lĩnh vực). Căn cứ quy hoạch cán bộ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tiêu chuẩn từng chức danh, tiến hành lập kế hoạch đưa đi đào tạo, bồi dưỡng tại các trường đào tạo cán bộ ở Trung ương hoặc địa phương như Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị khu vực I, Trường Chính trị tỉnh Điện Biên và các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện. Trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã thời gian tới phải hết sức chú ý tạo điều kiện để cán bộ xã được học tập nâng cao trình độ, năng lực về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế.

Đổi mới chương trình, nội dung và phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã theo đúng tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII: chú trọng cả rèn luyện phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế, công tác xây dựng Đảng, về tổ chức, cán bộ, công tác kiểm tra, công tác tư tưởng và công tác vận động nhân dân.

Thực hiện tốt việc đào tạo cơ bản, bồi dưỡng theo chức danh. Do đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thường xuyên có sự biến động bởi bầu cử hoặc luân chuyển, nên việc thực hiện đào tạo cơ bản, bồi dưỡng theo chức danh là rất phù hợp, vừa đảm bảo được nhũng kiến thức nền, vừa cập nhật được những kiến thức chuyên sâu khi cán bộ có sự thay đổi vị trí cơng tác. Mặt khác, việc bồi dưỡng theo chức danh sẽ có các lợi thế: bồi dưỡng chuyên sâu phù hợp với nhiệm vụ, chức trách của từng chức danh; đảm bảo trong thời

gian cán bộ được cử đi học vẫn cịn cán bộ khác duy trì cơng việc; việc tập trung những cán bộ cùng chức danh lãnh đạo, quản lý cùng một lĩnh vực ở các địa phương khác nhau sẽ tạo điều kiện và môi trường tốt để họ học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở các trường nên giảm nội dung lý luận, tăng cường các nội dung mang tính thực tiễn. Cập nhật đầy đủ các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến hoạt động ở cơ sở, tăng cường bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho từng loại cán bộ.

Phương thức đào tạo phải đa dạng, phong phú, lấy chất lượng, hiệu quả làm mục tiêu chính. Kết hợp đào tạo chính quy với các hình thức khác phù hợp với từng chức danh quy hoạch: đối với cán bộ tuổi cịn trẻ, có triển vọng phát triển, trong diện quy hoạch cán bộ thì nhất định phải đưa đi đào tạo tập trung; đối với số cán bộ lớn tuổi, cán bộ đương chức, trải qua công tác lâu năm nhưng cịn khả năng phát triển, thì cử đi đào tạo khơng tập trung (theo hình thức vừa học, vừa làm), bồi dưỡng cập nhật những kiến thức chuyên môn phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao. Tăng cường và nâng cao chất lượng các lớp bồi dưỡng ngắn hạn theo chuyên đề. Kết hợp đào tạo tại trường, lớp với việc sắp xếp, bố trí, luân chuyển cán bộ của cấp ủy cơ sở, thông qua việc rèn luyện trong thực tiễn công tác, trong các phong trào hành động cách mạng của quần chúng ở cơ sở. Qua đó, giúp cán bộ có điều kiện tiếp xúc với nhiều môi trường thực tiễn khác nhau để họ có cơ hội đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý báu, phục vụ đắc lực cho công tác lãnh đạo, quản lý của mình.

Chấm dứt tình trạng bầu cử, bổ nhiệm cán bộ vào vị trí cơng tác rồi mới đưa đi đào tạo hoặc đào tạo, bồi dưỡng một cách tràn lan, ồ ạt khơng theo quy hoạch, kế hoạch, gây khó khăn cho cơng tác bố trí, sử dụng cán bộ sau này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)