Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Các thông tin thứ cấp gồm các thông tin về đặc điểm tự nhiên, đặc điểm xã hội, dân số, lao động- việc làm, báo cáo thống kê chính thức về tình hình đội ngũ cán bộ cơng chức cấp xã của huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2018; Được thu thập từ UBND Huyện Mường Ảng, Phòng Nội vụ, phòng Thống kê của huyện, các tài liệu, sách, giáo trình liên quan đến chất lượng đội ngũ cán bộ cơng chức cấp xã, các Website chính thức, các tạp chí và các báo khoa học đã được công bố.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
2.2.2.1. Phương pháp điều tra bảng hỏi
Mục đích: Nhằm thu thập thông tin cần nghiên cứu, các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng để đánh giá chất lượng, mức độ đáp ứng về chất lượng cán bộ, công chức của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Mường Ảng.
Nguyên tắc điều tra: Mỗi khách thể tham gia hoàn thành bảng hỏi và
trả lời các câu hỏi một cách độc lập, theo suy nghĩ của mình, cá nhân có thể hỏi điều tra viên những mệnh đề mà họ không hiểu.
Nội dung điều tra bảng hỏi: Thông qua điều tra bảng hỏi đối với cán
trạng chất lượng các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng để đánh giá chất lượng CBCC cấp xã huyện Mường Ảng.
Các mẫu phiếu được kết cấu theo hệ thống câu hỏi. (Phụ lục đính kèm) Đối tượng điều tra: Các cán bộ, công chức cấp xã và người dân của huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.
2.2.2.2. Địa bàn khảo sát và đối tượng khảo sát nghiên cứu
* Tổng số đơn vị xã, thị trấn thuộc huyện Mường Ảng: 09 xã và 01 thị trấn. * Tổng số đội ngũ CBCC cấp xã là: 222 người, trong đó:
+ Cán bộ chuyên trách: 107 người. + Công chức: 115 người.
* Tác giả tiến hành chọn mẫu điều tra: Điều tra tồn thể đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã là 150 người.
* Tác giả tiến hành điều tra 150 người dân trên địa bàn các xã, thị trấn để đánh giá khảo sát về cán bộ, công chức cấp xã huyện Mường Ảng.
Ngoài ra, tác giả sử dụng thang đo cho bảng hỏi như sau:
Bảng 2.1: Thang đo Likert
Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:
Thang đo Khoảng đo Mức đánh giá
5 4,21 - 5,0 Tốt
4 3,41 - 4.20 Khá
3 2,61 - 3,40 Bình thường
2 1,80 - 2,60 Yếu
1 1.00 - 1,79 Rất yếu
2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
* Phương pháp thống kê mô tả:
Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội. Mơ tả q trình quản lý
đội ngũ cán bộ cơng chức cấp xã, thống kê chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã qua các năm.
Sử dụng phương pháp thống kê mơ tả tính điểm trung bình để đánh giá chất lượng các bộ công chức cấp xã của huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên
Điểm trung bình: điểm (1≤ X ≤5). Sử dụng cơng thức tính điểm trung bình: k i i i n X K X n X : Điểm trung bình Xi: Điểm ở mức độ i
Ki: Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi n: Số người tham gia đánh giá
Mục đích: Xử lý các thơng tin định tính, định lượng của đề tài làm cơ
sở đánh giá kết quả nghiên cứu. Sử dụng các cơng thức tốn thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu nhằm rút ra các nhận xét khoa học.
Nội dung: Đề tài xử lý các thông tin ở nội dung sau:
Thông tin từ các trắc nghiệm đánh giá về chất lượng, các tiêu chí, yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức và mức độ đáp ứng về chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay.
- Các phần mềm sử dụng trong đề tài: Phần mềm Excell.
* Phương pháp so sánh:
Phương pháp này được sử dụng khi số liệu đã được tổng hợp, phân tích, chúng ta sử dụng phương pháp so sánh để so sánh, đánh giá các vấn đề liên quan đến thực trạng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo phát triển, tuyển dụng cán bộ công chức cấp xã.