Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Mường Ảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 53 - 56)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Mường Ảng

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý, huyện được chia tách, thành lập từ huyện Tuần Giáo cũ theo Nghị định 135/2006/NĐ-CP, ngày 14/11/2006 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/2007. Là huyện miền núi nằm ở phía Đơng của tỉnh Điện Biên; phía Đơng giáp huyện Tuần Giáo, phía Tây giáp huyện Điện Biên, phía Nam giáp huyện Tuận Châu (tỉnh Sơn La) và huyện Điện Biên Đơng, phía Bắc giáp với huyện Tuần Giáo và huyện Mường Chà.

Đặc điểm địa hình, hiện nay, Mường Ảng có tổng diện tích tự nhiên

44,341 km2. Địa hình chia cắt, hiểm trở, chủ yếu là núi cao, độ dốc lớn, xen kẽ với các thung lũng hẹp. Huyện có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc là: Thị trấn Mường Ảng, các xã Ẳng Cang, Ẳng Tở, Ẳng Nưa, Búng Lao, Xuân Lao, Mường Lạn, Nặm Lịch, Mường Đăng, Ngối Cáy. Đô thị đặt tại Thị trấn Mường Ảng.

Tài nguyên đất, đất đai huyện Mường Ảng có điều kiện phát triển với tổng diện tích tự nhiên 44.341 ha

Tài nguyên rừng,diện tích đất nơng nghiệp của huyện là 41.345 ha

chiếm 93,24% diện tích đất tự nhiên. Huyện đã tập trung lãnh đạo tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, trồng mới 1.143 ha rừng (27 ha rừng phòng hộ và 1.116 ha rừng sản xuất); quản lý tốt 13.381 ha rừng hiện cịn (trong đó: rừng tự nhiên 12.669 ha; rừng trồng 712 ha). Độ che phủ rừng 30,18%.

Tài nguyên nước, Mường Ảng có hệ thống suối, ao, hồ nguồn nước ngầm khá đa dạng

Tài nguyên khoáng sản, trên địa bàn huyện Mường Ảng khoáng sản chủ

yếu là Đá, Cát, Sỏi ...

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Dân số, nguồn lực lao động và đời sống dân cư, tổng dân số 47.362 người, gồm có 04 dân tộc chủ yếu: Thái (72,3%), Mông (13,3%), Kinh (10,1%), Khơ mú (3,9%), còn lại là dân tộc khác; thu nhập bình quân đầu người 18,1 triệu đồng/người/năm;

Bảng 3.1: Dân số và lao động huyện Mường Ảng từ năm 2016 đến năm 2018

ĐVT: Người

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2016 2017 2018

Dân số bình quân Người 46.627 47.568 48.245

Phân theo giới tính Người

Nam Người 23.494 23.976 24.325

Nữ Người 23.133 23.592 23.920

Dân số trong độ tuổi lao động Người 28.050 28.750 29.280

Tốc độ tăng dân số (%) 1,92 2,02 1,42

Nguồn cung cấp "Trung tâm dân số huyện Mường Ảng" Cơ sở hạ tầng, tỷ lệ xã có đường ơ tơ đến trung tâm, đi lại ổn định trong

hai mùa đạt 100% mục tiêu Nghị quyết; cứng hóa các tuyến đường liên huyện, liên xã và ưu tiên cứng hóa các tuyến đường nội bản, có 85,3km/380km đạt 22,4% chiều dài đường nội bản được cứng hóa, đạt 89,6% mục tiêu Nghị quyết.

Phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, trong những

năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXII và đạt được những kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Kinh tế của huyện

có bước phát triển khá; các chương trình MTQG được quan tâm đầu tư, tập trung nguồn lực để thực hiện; kết cấu kinh tế - hạ tầng, xã hội từng bước được đầu tư, nâng cấp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, dân sinh, bảo vệ môi trường, thu hút đầu tư; thị trấn Mường Ảng đã được UBND tỉnh cơng nhận là đơ thị loại 5. Các cơng trình giao thơng được quan tâm đầu tư, nhiều tuyến đường được nâng cấp, duy tu tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại, giao thương buôn bán, các cơng trình thủy lợi, nước sinh hoạt được đầu tư và kiên cố hóa, đảm bảo phục vụ đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt được kết quả khá, sản lượng lương thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm hằng năm tăng, an ninh lương thực đảm bảo. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân. Thu ngân sách trên địa bàn tăng qua các năm, chi ngân sách cơ bản đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

3.1.3. Đặc điểm quốc phòng, an ninh

Cơng tác đảm bảo quốc phịng, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn huyện luôn được giữ vững và ổn định; quán triệt và thực hiện nghiêm đường lối quốc phòng - quân sự của Đảng, chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới, xây dựng nền quốc phịng tồn dân, thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc, ngăn ngừa và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, không để bị động, bất ngờ. Làm tốt công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh; tổ chức diễn tập chiến đấu phòng thủ, phịng chống cháy rừng, ứng phó lụt bão - tìm kiếm cứu nạn sát thực tế, hiệu quả, an toàn tuyệt đối. Thực hiện tốt chương trình hành động “Đảm bảo trật tự an ninh trật tự tại cơ sở”; chỉ đạo xây dựng lực lượng công an trong sạch, vững mạnh. Thực hiện tốt cuộc vận động "Cơng an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ". Tăng cường lực lượng ở địa bàn cơ sở, thực hiện 3 cùng với nhân dân, ngăn ngừa hoạt động đạo trái pháp luật, di cư tự do, xuất

cảnh trái phép; tổ chức các đợt tấn cơng, truy qt tội phạm hình sự, ma túy, kinh tế và mơi trường. Tăng cường tuần tra, kiểm soát, bảo đảm trật tự an tồn giao thơng, phịng chống cháy nổ trên địa bàn. Thực hiện tốt cơng tác bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ an ninh chính trị nội bộ an ninh kinh tế, an ninh văn hóa - tư tưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)