Giải pháp hồn thiện cơng tác đánh giá cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 124 - 126)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tạ

4.2.5. Giải pháp hồn thiện cơng tác đánh giá cán bộ, công chức

Đánh giá cán bộ phải được làm thường xuyên và trước khi thực hiện quy hoạch, bố trí, bầu cử, giới thiệu ứng cử, khen thưởng và kỷ luật cán bộ. Đánh giá cán bộ định kỳ theo đúng Quy định số 132-QĐ/TW, ngày 08/3/2018 của Bộ Chính trị về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị; Hướng dẫn số 21- HD/BTCTW, ngày 18/10/2019 của Ban Tổ chức Trung ương về kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Khi xây dựng, rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ, việc đánh giá cán bộ dựa trên sự phân loại đội ngũ cán bộ đương chức một cách rõ ràng, nhằm nắm chắc thực lực và làm cơ sở cho việc sắp xếp, bố trí hay đào tạo lại, bổ sung cán bộ. Do đó, muốn quy hoạch tốt phải phân loại, đánh giá đúng cán bộ. Khi bầu cử, giới thiệu cán bộ ứng cử nhất thiết phải đánh giá cán bộ một cách chặt chẽ, đúng quy định, quy trình, thủ tục.

Đánh giá cán bộ định kỳ hằng năm phải phân loại cán bộ, cơng chức cấp xã rõ ràng, chính xác. Khi phân loại cán bộ xã đương chức, cần xác định các loại: Loại hoàn thành xuất sắc và hồn thành tốt cơng vụ hiện tại, có thể thực hiện nhiệm vụ cao hơn; khi xây dựng quy hoạch cần đưa vào diện dự bị cho các chức danh cao hơn chức danh đương nhiệm; loại hoàn thành nhiệm vụ,độ tuổi cịn phù hợp, được giữ ngun vị trí trong quy hoạch mới; loại phải thay thế, chuyển đổi cơng tác vì nhiều lý do; loại được chọn cử đào tạo, bồi

dưỡng để có thể đảm nhiệm chức danh khác nhau, cao hơn (hiện tại năng lực chưa đáp ứng với chức danh đó); loại phải đào tạo lại hoặc bồi dưỡng nâng cao do phẩm chất và năng lực hiện tại chưa đáp ứng yêu cầu công tác.

Khảo sát thực tế cho thấy, việc đánh giá cán bộ, công chức cấp xã hiện nay vẫn mang tính hình thức, vì thực chất các tiêu chí đánh giá chưa gắn với công việc, các phương pháp đánh giá thiếu khoa học, hiện tượng bình qn, “dĩ hịa, vi quý” khá phổ biến; việc đánh giá, phân loại cán bộ ở một số xã vẫn cịn sơ sài, hình thức và chưa đảm bảo chất lượng. Thực tế phổ biến tình trạng hiện nay là đa số cán bộ sau khi được bình xét, đánh giá đều hồn thành tốt, hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhưng nhiệm vụ chung của cả xã lại khơng có chuyển biến tích cực hoặc chưa hồn thành nhiệm vụ.

Đổi mới cơng tác đánh giá cán bộ, công chức cấp xã cần thực hiện các giải pháp sau:

Xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể cho từng chức danh, từng cương vị để dễ đánh giá.

Đánh giá cán bộ phải gắn vào tiêu chuẩn chức danh, chức trách của từng cán bộ, gắn vào cơng việc cụ thể, hồn cảnh cụ thể và gắn với cơ chế chính sách, phân tích cụ thể điều kiện, hồn cảnh mà cán bộ đang làm việc. Phải căn cứ vào kết quả công việc và khả năng phát triển của cán bộ.

Đánh giá cán bộ phải căn cứ kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong đó có xem xét mức độ chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Khi đánh giá cán bộ, cơ quan và người lãnh đạo phải thực sự khách quan, công tâm.

Đổi mới phương pháp đánh giá. Cần đánh giá cơng khai, kết hợp với thăm dị phiếu kín, tìm hiểu dư luận của cả đội ngũ cán bộ và sự tín nhiệm của nhân dân đối với cán bộ. Quy định rõ trách nhiệm của tập thể cấp ủy, người đứng đầu, cơ quan thẩm định trong đánh giá cán bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 124 - 126)