Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
3.4.2. Các yếu tố chủ quan
a. Đánh giá thực hiện công việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên
Công tác đánh giá CBCC cấp xã ở huyện Mường ẢNg đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện, điều đó được thể hiện: Huyện ủy đã chỉ đạo Đảng ủy cấp xã nắm chắc và thực hiện đúng các bước trong đánh giá CBCC; trong quá trình đánh giá, phải quán triệt đến từng CBCC, đảng viên yêu cầu công tâm, khoa học, khách quan, trung thực cụ thể; cơ sở đánh giá là căn cứ vào tiêu chuẩn CBCC và hiệu quả công tác; sau khi nhận xét, đánh giá. Đảng ủy cấp xã có trách nhiệm kiểm tra mức độ phấn đấu, hiệu quả công tác của CBCC, đặc biệt chú trọng giúp đỡ CBCC khắc phục những mặt cịn hạn chế. Trong q trình đánh giá Huyện ủy chỉ đạo cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là đồng chí Bí thư, Chủ tịch HĐND, UBND cấp xã đánh giá trước. Khi đánh giá phải thẳng thắn tự phê bình và chân thành tiếp thu ý kiến phê bình.
Đánh giá CBCC được sử dụng từ nhiều nguồn tin khác nhau, như từ ý kiến của chi bộ, dư luận xã hội, sự tham gia ý kiến của nhân dân thông qua các cuộc họp ở bản, tổ dân … Sau khi tiếp nhận các nguồn thông tin và thẩm tra lại, hiểu rõ hơn về CBCC, nhất là các đồng chí lãnh đạo chủ chốt về các phương diện đạo đức, lối sống, quan hệ với quần chúng, từ đó có phương án bố trí, sử dụng đúng người, đúng việc.
Qua đánh giá đã giúp cho CBCC cấp xã nhận rõ ưu, khuyết điểm của mình, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm, phát huy mặt tích cực, nâng cao năng lực cơng tác. Có thể thấy sự chuyển biến tích cực của đội ngũ CBCC cấp xã qua các năm đánh giá như sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tăng từ 0 người năm 2016 lên 04 người năm 2018; Hoàn thành nhiệm vụ giảm từ 20 người năm 2016 xuống còn 13 người năm 2018
Trong những năm vừa qua, đội ngũ CBCC cấp xã của huyện Mường Ảng đã có nhiều cố gắng nâng cao trình độ chun mơn, cố gắng hồn thành công việc được giao và tu dưỡng đạo đức, học tập để hồn thiện mình trước yêu cầu nhiệm vụ. Đây là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã. Tuy nhiên, hồn thành cơng việc ở mức trung bình chiếm tỷ lệ khá lớn thì đội ngũ CBCC cấp xã của huyện chưa thực sự đáp ứng yêu cầu công việc.
Bên cạnh những ưu điểm, qua kết quả quá trình điều tra xã hội học cũng chỉ ra một số hạn chế trong thực tiễn đánh giá mức độ hồn thành cơng việc đội ngũ CBCC cấp xã hiện nay:
Một là, trong đánh giá đội ngũ CBCC cấp xã hiện nay còn thiên về việc
nhấn mạnh khía cạnh phẩm chất đạo đức và các mối quan hệ xã hội, chưa chú trọng đúng mức đến trình độ, năng lực, hiệu quả cơng tác, mức độ hồn thành nhiệm vụ của người CBCC.
Hai là, công tác đánh giá thực hiện công việc của đội ngũ CBCC cấp xã
chưa được thực hiện thường xuyên và thống nhất về thời điểm giữa các địa phương. Qua điều tra cho thấy: có 100% số người được hỏi trả lời đánh giá thực hiện công việc đội ngũ CBCC cấp xã được thực hiện vào cuối năm.
Ba là, đánh giá thực hiện công việc không được sử dụng như là phương
tiện khoa học của quản lý nhân sự. Kết quả đánh giá thực hiện công việc thường được làm theo kiểu phong trào, bình qn chủ nghĩa, dĩ hịa vi q. Do đó, chất lượng đánh giá CBCC chưa đúng thực chất, dẫn đến một số cán CBCC được bổ nhiệm, bầu cử vào các chức vụ lãnh đạo sau một thời gian làm việc khơng hồn thành nhiệm vụ được giao.
Bốn là, sau đánh giá thì việc thực hiện cơng tác khen thưởng, xử lý kỷ
luật CBCC chưa tốt, sau khi kết luận CBCC có sai phạm, nhưng việc xử lý kéo dài; điều đó đã tạo ra tâm lý coi thường kỷ cương, kỷ luật và những biểu hiện tiêu cực khác trong một bộ phận CBCC.
Như vậy, công tác đánh giá thực hiện công việc của đội ngũ CBCC cấp xã chưa thực sự tạo được động lực thúc đẩy đội ngũ CBCC cấp xã nâng cao trình độ, nâng cao ý thức hồn thành nhiệm vụ xuất sắc.
b. Công cụ và phương tiện làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Mường Ảng
Để đội ngũ CBCC cấp xã thực hiện công việc tốt, đáp ứng yêu cầu cơng việc thì cơng cụ và phương tiện làm việc góp phần khơng nhỏ.
Hiện nay, các xã được trang bị máy vi tính, máy in, điện thoại cố định, các tài liệu chuyên môn nghiệp vụ, tủ đựng tài liệu chung, bàn làm việc cá nhân; các đồ dùng văn phòng phẩm được cung cấp mỗi tháng một lần như: giấy A4, giấy màu, bút chì, bút bi, dập kim, file tài liệu, kẹp giấy...
Tổng số máy tính ở các xã, thị trấn có khoảng 180 máy, trung bình mỗi xã có 18 đến. Trên địa bàn huyện hiện có mạng cáp quang, mạng 4G dung lượng lớn được cung cấp bởi các doanh nghiệp viễn thông đảm bảo 99% tỷ lệ máy tính kết nối Internet.
Tuy nhiên, cơng cụ và phương tiện làm việc tại các xã được cung cấp khá đầy đủ nhưng vẫn chỉ ở mức cơ bản. Trong q trình thực hiện cơng việc, CBCC đôi khi cũng gặp khơng ít khó khăn với một số thiết bị đã được sử dụng quá lâu mà chưa được thay thế. Trụ sở làm việc chật hẹp chưa đáp ứng được nhu cầu không gian làm việc.
Đồng thời, do Mường Ảng là một huyện miền núi, điều kiện kinh tế cịn nhiều khó khăn, vị trí địa lý khơng được thuận lợi cho nên điều kiện làm việc, cũng như phương tiện làm việc đối với CBCC nói chung là chưa đáp ứng được so với yêu cầu cấp thiết của công cuộc đổi mới. Các văn bản cũng như nguồn tài liệu còn chưa đầy đủ và cập nhật, hệ thống máy tính kết nối mạng không ổn định...khiến công việc bị gián đoạn, gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc và tạo một tâm lý làm việc không thoải mái cho đội ngũ CBCC cấp xã.
c. Nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Mường Ảng
Thực tế cho thấy, nếu CBCC không nhận thức được về vai trị, vị trí và tầm quan trọng của chức danh đảm nhận, không chủ động cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng, thay đổi thái độ và hành vi của mình thì khơng thể đảm nhận và đáp ứng yêu cầu công việc trong tương lai.
Qua kết quả điều tra xã hội học 150 CBCC cấp xã, hơn 80% tổng số CBCC cấp xã đều nhận thức được sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã đáp ứng sự thay đổi chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, công việc họ đảm nhận cùng với sự thay đổi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, khả năng đáp ứng về sự thay đổi đó lại thấp, đa số CBCC cấp xã cho rằng họ khơng thích nghi được, số này tập trung chủ yếu ở độ tuổi cao trên 50 tuổi.
Điều này cho thấy, đội ngũ CBCC cấp xã chưa thật sự quan tâm nhiều đến việc học tập, nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng công việc trong quá trình phát triển KT-XH.