Hoạt động đào tạo trình độ đại họ cở trường đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 35)

Mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo trình độ đại học

Trong hoạt động đào tạo ở bậc đại học, mục tiêu đào tạo được nêu rõ trong Điều 5 của Luật Giáo dục đại học 2012 gồm có mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu chung: “Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân”.

Mục tiêu cụ thể: “Đào tạo trình độ đại học để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo”.

Mục tiêu đào tạo không phải là bản tóm tắt của nội dung đào tạo mà nó là cơ sở định hướng cho toàn bộ hoạt động tổ chức và quản lý đào tạo ở mọi loại hình và phương thức đào tạo, là cơ sở để thiết kế nội dung chương trình đào tạo cho các ngành nghề cụ thể. Đồng thời, mục tiêu đào tạo còn là tiêu chuẩn cho việc đánh giá toàn bộ quá trình đào tạo từ vấn đề tổ chức cho đến chất lượng đào tạo.

Trên cơ sở mục tiêu đào tạo cụ thể, trường đại học triển khai xây dựng các nhiệm vụ dạy học đại học:

(1) Nhiệm vụ dạy học tri thức và kỹ năng nghề nghiệp: Tổ chức cho sinh viên lĩnh hội hệ thống tri thức khoc học về một ngành học nhất định (nhóm tri thức khoa học cơ bản, cơ sở của chuyên ngành và chuyên ngành; Tổ chức, hướng dẫn sinh viên rèn luyện hệ thống kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp.

(2) Dạy học phương pháp nhận thức và hành động: Bồi dưỡng phương pháp luận khoa học, phương pháp nghiên cứu, phương pháp tự học cho sinh viên; Phát triển năng lực hoạt động trí tuệ; Phát triển phẩm chất của hoạt động trí tuệ.

Nội dung hoạt động đào tạo trình độ đại học

Nội dung chương trình đào tạo là một nhân tố của hoạt động đào tạo. Nội dung chương trình đào tạo chi phối hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của sinh viên. Nội dung đào tạo là tập hợp hệ thống các kiến thức về văn hóa-xã hội, khoa học - công nghệ, các chuẩn mực thái độ nhân cách, các kỹ năng lao động chung và chuyên biệt cần thiết để hình thành những phẩm chất và năng lực nghề nghiệp phù hợp với một loại hình lao động nghề nghiệp cụ thể. Nội dung đào tạo cơ bản được phản ánh trong các chương trình khung.

Chương trình đào tạo được quy định rõ trong Điều 36 của Luật Giáo dục đại học 2012: “Chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học gồm: mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp; nội dung đào tạo, phương pháp đánh giá đối với mỗi môn học và ngành học, trình độ đào tạo; bảo đảm yêu cầu liên thông giữa các trình độ và với các chương trình đào tạo khác”

Chương trình khung đào tạo đại học ban hành theo thông tư số 07/2015/TT- BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học.

Nội dung CTĐT được hiểu là bản kế hoạch được trình bày một cách có hệ thống toàn bộ hoạt động đào tạo với thời gian xác định trong đó mô tả mục tiêu (chuẩn đầu ra), nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học, cách thức đánh giá kết quả đào tạo (đối chiếu với chuẩn đầu ra). Cấu trúc nội dung chương trình đào tạo là cách thức tổ chức nội dung chương trình thành từng khối kiến thức phục vụ cho những mục tiêu khác nhau của quá trình đào tạo và tỉ lệ giữa các khối kiến thức đó. Tỉ lệ các khối kiến thức này được quy định cụ thể trong khung chương trình do cơ quan cấp bộ quản lý.

Cấu trúc chương trình đào tạo trình độ đại học bao gồm: (1) Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung; Mục tiêu cụ thể (Kiến thức, kỹ năng, thái độ); (2) Thời gian đào tạo; (3) Đối tượng tuyển sinh; (4) Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp; (5) Thang điểm; (6) Nội dung chương trình: Khối lượng kiến thức toàn khóa; Cấu trúc chương trình

đào tạo (Kiến thức GD đại cương, GD chuyên nghiệp, Tốt nghiệp); Nội dung chương trình chi tiết; (7) Kế hoạch giảng dạy; (8) Hướng dẫn thực hiện chương trình.

Cấu trúc CTĐT được thiết kế sao cho: Các học phần có sự kết hợp và củng cố lẫn nhau; Thể hiện được chiều rộng, chiều sâu, tính chặt chẽ và tính có tổ chức của các học phần; Có sự ổn định tương đối mặc dù CTĐT thường xuyên đổi mới.

Hình thức tổ chức đào tạo và phương pháp đào tạo trình độ đại học

1.3.3.1. Hình thức tổ chức đào tạo

Trong thực tiễn dạy học, muốn phát huy được tính tích cực, sáng tạo, đồng thời tạo môi trường học tập thoải mái, năng động cho người học thì đòi hỏi phải có sự tổ chức, sắp xếp một cách khoa học giữa hoạt động dạy và hoạt động học. Tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung dạy học, phương pháp và phương tiện dạy học mà hoạt động dạy học được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau.

“Hình thức tổ chức dạy học là cách thức tổ chức, sắp xếp các giờ học cho phù hợp với mục tiêu, nội dung của từng bài, phù hợp vớ điều kiện và môi trường lớp học nhằm làm cho quá trình dạy học đạt được kết quả tốt nhất” (Phạm Viết Vượng, 2008). “Hình thức tổ chức dạy học được hiểu là cách tổ chức, sắp xếp hoạt động dạy học theo một trật tự và chế độ nhất định nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học” (Trần Thị Hương, Nguyễn Đức Danh, 2014).

Mỗi hình thức tổ chức dạy học được xác định tùy thuộc vào những mối quan hệ của các yếu tố cơ bản như: Dạy học có tính chất tập thể hay cá nhân; Mức độ hoạt động độc lập của cá nhân trong quá trình chiễm lĩnh tri thức, kĩ năng; Phương thức chiếm lĩnh, tổ chức và điều khiển hoạt động của học sinh; Địa điểm và thời gian học tập. Hình thức tổ chức dạy học là một yếu tố của quá trình dạy học nên nó có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố còn lại dẫn đến sự hình thành đa dạng các hình thức. Các hình thức tổ chức dạy học đại học:

-Hình thức lớp – bài: là hình thức tổ chức dạy học được tiến hành chung cho toàn lớp với số người học nhất định, có trình độ nhận thức tương đương nhau; hoạt động dạy học được tiến hành theo từng bài học, với thời gian và địa điểm nhất định; Trên lớp giảng viên trực tiếp tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của sinh viên cả lớp.

-Hình thức tự học ở đại học: đây là hình thức tự học có sự hướng dẫn gián tiếp của giảng viênviên do đó đòi hỏi tính tự lập, tự giác của sinh viên rất cao. Nội dung tự học ở đại học rất phong phú, đa dạng: tự học để nắm vững tài liệu học tập; tự học để giải quyết các nhiệm vụ học tập; thực hiện các công tác thực hành, thí nghiệm; chuẩn bị cho bài học mới, nghiên cứu khoa học…

-Hình thức thực hành: là hình thức tổ chức dạy học nhằm rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận dụng tri thức đã học để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.

-Hình thức giúp đỡ riêng: là hình thức giảng viên, trợ giảng hoặc đội ngũ giảng viên tư vấn học tập giúp đỡ từng cá nhân hoặc nhóm nhỏ sinh viên trong quá trình học tập. Giúp đỡ sinh viên tiến hành với tất cả sinh viên, trong đó chú trọng hai nhóm đối tượng sinh viên khá giỏi và sinh viên yếu kém.

-Hình thức nghiên cứu khoa học: là hình thức tổ chức dạy học bắt buộc đối với sinh viên, trong đó sinh viên bước đầu vận dụng tổng hợp tri thức đã học để tiến hành hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu, bước đầu góp phần giải quyết những vấn đề khoa học do thực tiễn đề ra. Các hình thức nghiên cứu khoa học của sinh viên: bài tập nghiên cứu; tiểu luận nghiên cứu; khóa luận, đồ án tốt nghiệp.

-Hình thức ngoại khóa: là hình thức tổ chức dạy học ngoài giờ lên lớp nhằm tạo điều kiện cho sinh viên mở rộng, đào sâu tri thức, phát triển hứng thú, năng lực riêng phù hợp với nghề nghiệp tương lai. Các hoạt động ngoại khóa: câu lạc bộ khoa học, hội nghị chuyên đề, các hoạt động nghệ thuật…

-Hình thức E-learning: là việc sử dụng các ứng dụng hay các quy trình điện tử để học tập (máy tính, mạng LAN, trang web, mạng internet…).

Có rất nhiều hình thức tổ chức dạy học đại học. Mỗi hình thức dạy học đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng và có thể hỗ trợ, bổ sung cho nhau nên trong quá trình dạy học đòi hỏi giảng viên phải biết kết hợp đa dạng các hình thức tổ chức nhằm đạt mục tiêu dạy học.

1.3.3.2. Phương pháp đào tạo trình độ đại học

Khái niệm phương pháp được hiểu một cách chung nhất là cách thức hành động (hoạt động) hướng tới đạt được những mục tiêu, mục đích đã định trong những điều kiện và môi trường cụ thể. Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Phương pháp dạy học là con

đường chính yếu, cách thức làm việc phối hợp thống nhất của thầy và trò, trong đó thầy truyền đạt nội dung trí dục để trên cơ sở đó và thông qua đó mà chỉ đạo sự học tập của trò, còn trò thì lĩnh hội và tự chỉ đạo sự học tập của bản thân, cuối cùng đạt tới mục đích dạy học” (Trần Thị Hương, Nguyễn Đức Danh, 2014). Định nghĩa chung nhất về phương pháp dạy học là những con đường, cách thức tiến hành hoạt động dạy học (Phan Trọng Ngọ, 2005). Phương pháp dạy học đại học là cách thức hoạt động phối hợp, thống nhất của giảng viên và sinh viên trong hoạt động dạy học đại học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giảng viên nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học đại học. (Trần Thị Hương, Nguyễn Đức Danh, 2014).

Như vậy, Phương pháp dạy học đại học là những cách thức, là con đường, là phương hướng hành động để giải quyết vấn đề nhận thức của sinh viên dưới sự chỉ đạo, tổ chức điều khiển của giảng viên nhằm đạt được mục tiêu dạy học.

Phương pháp dạy học ở trường đại học phải phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình, phù hợp đặc điểm người học, phù hợp với đặc điểm cơ sở vật chất – thiết bị dạy học và phụ thuộc lớn nhất vào năng lực sư phạm của giảng viên. Việc lựa chọn phương pháp dạy học là một yếu tố quan trọng nhất, bởi lẽ phương pháp dạy học có hợp lý thì mới có thể phát huy được tính năng động, khả năng tự chủ, tư duy sáng tạo của người học. Các phương pháp dạy học đại học cụ thể:

-Phương pháp diễn giảng: là cách thức giảng viên sử dụng lời nói để trình bày nội dung bài học một cách có hệ thống trong những khoảng thời gian nhất định.

-Phương pháp đàm thoại: là cách thức giáo viên đặt ra hệ thống câu hỏi và tổ chức cho sinh viên trả lời, đồng thời trao đổi qua lại giữa thầy – trò, trò – trò, qua đó sinh viên lĩnh hội tri thức mới hoặc củng cố, ôn tập, tổng kết hay kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo…

-Phương pháp sử dụng giáo trình và tài liệu tham khảo: giảng viên hướng dẫn sinh viên sử dụng sách, giáo trình để nghiên cứu những nội dung bài học mà giảng viên không giảng. Giảng viên cần đặt câu hỏi về những nội dung tự nghiên cứu để sinh viên trả lời, qua đó có thể đánh giá được trình độ lĩnh hội, và kịp thời điều chỉnh, sửa chữa những điều sinh viên chưa hiểu đúng.

-Phương pháp dạy học trực quan: là cách thức sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy học. Phương pháp dạy học trực quan bao gồm: phương pháp quan sát; phương pháp trình bày trực quan.

-Phương pháp dạy học thực hành: là cách thức giảng viên tổ chức cho sinh viên trực tiếp hoạt động thực hành, thực tiễn để tìm tòi tri thức mới hay vận dụng tri thức vào thực tiễn. Nhóm phương pháp này bao gồm: phương pháp luyện tập, ôn tập và phương pháp hoạt động độc lập (làm thí nghiệm, làm thực hành…).

-Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề: là một hệ phương pháp dạy học, trong đó giảng viên nêu ra vấn đề học tập, tạo ra tình huống có vấn đề, tổ chức, hướng dẫn sinh viên tìm tòi cách giải quyết vấn đề, qua đó sinh viên tự lĩnh hội tri thức mới và cách thức, hành động mới, hình thành, phát triển năng lực sáng tạo.

-Phương pháp dạy học tình huống: là cách thức giảng viên tổ chức cho sinh viên tự lực nghiên cứu và giải quyết tình huống từ thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp gắn với những chủ đề học tập, qua đó sinh viên tự lĩnh hội tri thức mới và cách thức, hành động mới, hình thành, phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn và nghề nghiệp.

-Phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ: là cách thức giảng viên chia sinh viên thành từng hóm để thảo luận về một vấn đề học tập dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giảng viên nhằm thực hiện các nhiệm vụ học tập. Các dạng tổ chức dạy học theo nhóm: dạng học tập theo nhóm thống nhất, dạng học tập theo nhóm phân hóa, phân hóa ở cấp độ nhóm và cá nhân.

-Phương pháp xêmina (seminar): là cách thức giảng viên tổ chức, hướng dẫn sinh viên trình bày, báo cáo, tranh luận về một chủ đề khoa học nhất định đã được chuẩn bị trước nhằm tìm tòi, phát hiện, mở rộng, khơi sâu vốn tri thức khoa học, vận dụng tri thức vào thực tiễn nghề nghiệp.

-Phương pháp dạy học theo dự án: là phương pháp mà trong đó giảng viên, tổ chức, hướng dẫn người học tự thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp thông qua quá trình giải quyết một bài tập tình huống gắn với thực tiễn – dự án, qua đó người học lĩnh hội, vận dụng kiến thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo hành động, sáng tạo.

-Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở đại học: kiểm tra, đánh giá là bộ phận hợp thành và là khâu cuối cùng của quá trình dạy học. Thông qua quá trình này, có thể thu được những thông tin ngược để kịp điều chỉnh quá trình dạy học.

Bởi vì không có một phương pháp dạy học nào là vạn năng cho mọi mục tiêu và đối tượng. Việc áp dụng đa dạng các phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của sinh viên, thông qua tổ chức hoạt động để sinh viên tìm hiểu và giải quyết vấn đề. Hay nói cách khác, mục tiêu và nội dung quy định cũng như chi phối việc lựa chọn phương pháp dạy học.

Bên cạnh đó, phương tiện dạy học được coi là “hình ảnh kép” của phương pháp dạy học. Phương tiện dạy học giúp cho giảng viên tổ chức, điều khiển quá trình học tập một cách tích cực, chủ động; đồng thời giúp cho người học dễ dàng lĩnh hội, nắm bắt kiến thức và phát triển tư duy tốt hơn. Có rất nhiều cách để phân loại phương tiện dạy học, ở đây đề tài phân loại dựa vào căn cứ và tính chất hoạt động của phương tiện dạy học:

-Nhóm các vật thật, các loại máy móc, công cụ, nguyên liệu

-Nhóm các vật tượng hình, mô hình, tranh ảnh, sơ đồ, ảnh chụp, tài liệu sao chép: giúp người học thực hiện các hành động mô hình hóa làm cơ sở hình thành hành động ngôn ngữ và hành động trí tuệ.

-Nhóm các phương tiện hoạt động tương tác: các vật thí nghiệm, thực hành, thực nghiệm. Là nhóm phương tiện dạy học tham gia vào quá trình hình thành các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 35)