Thực trạng nội dung chương trình đào tạo trình độ đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 63)

Đánh giá về nội dung chương trình đào tạo ở Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM thể hiện ở Bảng 2.4

Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL, GV về nội dung chương trình đào tạo trình độ đại học ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM

TT Nội dung Giảng viên CBQL Sig*

ĐTB ĐCL TH ĐTB ĐCL TH

1 Đảm bảo mục tiêu ĐT trình độ đại

học 3,26 ,438 1 3,33 ,475 2 ,218

2

Được xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành

3,26 ,538 1 3,56 ,500 1 ,000

3 Đáp ứng chuẩn đầu ra về kiến thức,

kỹ năng, thái độ 2,00 ,807 9 2,06 ,710 8 ,589 4 CTĐT đảm bảo cân đối giữa lý

thuyết và thực hành 2,48 ,737 7 2,11 ,742 7 ,000 5 CTĐT được xây dựng hướng đến

phát triển năng lực của người học 2,36 ,568 8 1,83 ,769 9 ,000 6

Nội dung đào tạo được xây dựng đồng bộ với phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập

2,84 ,562 3 2,83 ,605 6 ,926

7

Đảm bảo liên thông với các trình độ ĐT và giữa các CTĐT trong cùng một trình độ

2,84 ,423 3 3,00 ,336 4 ,001

8 Được bổ sung, điều chỉnh định kỳ 2,61 ,704 6 3,11 ,571 3 ,000

9 Phù hợp với nguồn lực của nhà

TT Nội dung Giảng viên CBQL Sig* ĐTB ĐCL TH ĐTB ĐCL TH

Điểm trung bình chung 2.71 2,74

Bảng 2.4 cho thấy, CBQL và GV đều đánh giá nội dung chương trình đào tạo ở mức “khá”, điểm trung bình chung của GV=2,71 và CBQL=2,74. Tuy nhiên đánh giá từng nội dung trong chương trình đào tạo cho thấy có sự khác biệt trong từng mức độ, phân tích cụ thể như sau:

Những nội dung được GV và CBQL đánh giá ở mức “tốt”, xếp ở bậc 1 và 2 gồm: Đảm bảo mục tiêu đào tạo trình độ đại học (GV=3,26; CBQL=3,33); Được xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành (GV=3,26; CBQL=3,56). Đánh giá của GV và CBQL cho thấy, nội dung chương trình đào tạo được Nhà trường tiến hành xây dựng dựa trên những quy định chặt chẽ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Những nội dung được GV và CBQL đánh giá ở “khá”, xếp từ bậc 3 đến bậc 6 với điểm trung bình từ 2,61 đến 3,11 gồm: Nội dung đào tạo được xây dựng đồng bộ với phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập; Đảm bảo liên thông với các trình độ ĐT và giữa các CTĐT trong cùng một trình độ; Được bổ sung, điều chỉnh định kỳ; Phù hợp với nguồn lực của nhà trường. Độ lệch chuẩn các đánh giá của GV và CBQL hầu hết đều nằm ở mức ,500 đến ,807 chứng tỏ có sự phân tán khá cao trong các mức độ trả lời đối với từng nội dung. Chỉ có nội dung “Đảm bảo liên thông với các trình độ ĐT và giữa các CTĐT trong cùng một trình độ” có độ lệch chuẩn thấp (GV=,423; CBQL=,326), dựa vào điểm trung bình được đánh giá có thể thấy các mức độ đánh giá chủ yếu tập trung ở mức “khá” “trung bình”.

Qua kết quả khảo sát ý kiến của sinh viên ở câu 1, Phụ lục 6 về nội dung chương trình đào tạo trình độ đại học ở trường cho thấy, đa số sinh viên đều đánh giá ở mức

“trung bình” (ĐTB=2,31). Trong đó, chỉ có nội dung “Chương trình đào tạo có khối lượng các môn chuyên ngành hợp lý” là được đánh giá ở mức khá (ĐTB=2,98). Tuy nhiên, độ lệch chuẩn trong các đánh giá của sinh viên đều nằm ở mức ,714 đến ,909 chứng tỏ có sự phân tán khá cao trong các mức độ trả lời đối với từng nội dung.

Kết quả đánh giá cho thấy phần nào chương trình đào tạo của Trường đã đáp ứng được tính liên thông. Việc cập nhật, điều chỉnh chương trình theo yêu cầu của Bộ là tối thiểu 2 năm một lần nhằm phù hợp hơn với nhu cầu của xã hội. Để thực hiện việc cập nhật, chỉnh sửa thì Phòng Đào tạo là đơn vị chủ trì, hiện tại Trường đã có những lần thay đổi lớn về chương trình đào tạo là các năm 2014, 2016. Dựa vào kết quả đánh giá cùng với nghiên cứu sản phẩm là văn bản chương trình đào tạo của Trường, chúng tôi thấy có sự liên kết một cách có hệ thống, logic giữa nội dung chương trình đến phương pháp dạy học và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Tuy nhiên, các CTĐT còn nặng về khối lượng kiến thức bắt buộc và chỉ mới đáp ứng nhu cầu đào tạo tập trung chính quy, chưa có các CTĐT chất lượng cao; Các CTĐT chậm được cập nhật, việc tổ chức thu thập ý kiến từ các nhà tuyển dụng, cựu sinh viên chưa được chú trọng và chưa được tổ chức thường xuyên, hình thức lấy ý kiến chưa thật sự đa dạng, chủ yếu là lấy phiếu khảo sát, tổ chức hội thảo cấp Khoa nên chưa thu hút được sự tham gia của các bên liên quan. Nhà trường cần có biện pháp thiết thực hơn trong việc hoàn thiện và phát triển nội dung chương trình đào tạo nhằm đảm bảo được mục tiêu đào tạo cũng như hướng đến phát triển năng lực của người học.

Để so sánh sự khác biệt của giá trị trung bình 2 đối tượng là GV và CBQL, đề tài tiến hành kiểm định Independent Sample T-Test. Kết quả cho thấy, hầu hết các nội dung cho giá trị sig <,05, có thể kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 đối tượng. Tuy nhiên, các nội dung “Đảm bảo mục tiêu đào tạo trình độ đại học”; “Đáp ứng chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, thái độ”; “Nội dung đào tạo được xây dựng đồng bộ với phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập”; “Phù hợp với nguồn lực của nhà trường” có giá trị sig>,05, kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 đối tượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 63)