Quản lí hoạt động đào tạo trình độ đại họ cở trường đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 49)

Phân cấp quản lí hoạt động đào tạo trình độ đại học ở trường đại học

Quản lí hoạt động đào tạo trình độ đại học trong giáo dục Đại học được phân thành nhiều cấp theo mối quan hệ quan hệ dọc và ngang. Trong đó có cấp quản lí nhà nước và cấp quản lí thuộc Trường Đại học.

Cấp quản lí nhà nước thường là Bộ GD&ĐT. Cấp này chịu trách nhiệm quản lí ở tầm vĩ mô trong phạm vi toàn bộ hệ thống giáo dục Đại học thông qua việc ban

hành các chính sách, quy định, quy chế về hoạt động đào tạo… và có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định đó.

Cấp quản lí thuộc Trường Đại học chịu trách nhiệm quản lí hoạt động đào tạo giám hiệu; phòng Đào tạo; các Khoa; các Bộ môn và giảng viên. Mỗi bộ phận, thành viên trong hệ thống tổ chức quản lí đều có những nhiệm vụ khác nhau.

-Ban giám hiệu là cấp quản lí cao nhất trong phạm vi Trường Đại học, có nhiệm vụ quản lí chung như: huy động và thống nhất các nguồn lực tác động đến hoạt động đào tạo; tổ chức, chỉ đạo, phân công, kiểm tra và giám sát công tác quản lí hoạt động đào tạo đến từng phòng, ban, cá nhân.

-Phòng Đào tạo có nhiệm vụ tham mưu, giúp Hiệu trưởng trong quản lí và tổ chức thực hiện các công tác như: chiến lược đào tạo, phát triển đào tạo; Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức đào tạo; Quản lí và tổ chức vận hành các chương trình đào tạo; Chủ trì thực hiện các quy trình tổ chức xây dựng, điều chỉnh và cập nhật các môn học, các chương trình đào tạo; Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình hoạt động đào tạo đến Ban giám hiệu và các đơn vị chức năng.

-Các Khoa trực tiếp quản lí, tổ chức đào tạo các ngành chuyên môn thuộc Khoa quản lí; phối hợp với phòng Đào tạo trong việc xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo; tham gia phát triển chương trình đào tạo; biên soạn đề cương chi tiết, tài liệu, giáo trình các môn học; theo dõi, kiểm tra công tác xây dựng đề cương chi tiết và kế hoạch đánh giá các học phần đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất theo hướng dẫn chung cho toàn trường; tổ chức và xây dựng các quá trình giảng dạy, học tập, kiểm tra đánh giá của Khoa theo đúng quy định; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; lập kế hoạch và tổ chức nghiên cứu khoa học; xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất; Tổ chức đánh giá cán bộ quản lí, giảng viên, nghiên cứu viên trong khoa và tham gia đánh giá cán bộ quản lí trong trường theo quy định của nhà trường.

-Các bộ môn theo dõi, kiểm tra nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy các học phần chuyên môn do bộ môn quản lí nhằm đảm bảo đúng tiến độ theo kế hoạch chung của Trường; triển khai xây dựng và hoàn thiện nội dung môn học; tổ chức biên soạn

giáo trình; xây dựng tài liệu tham khảo phù hợp với nội dung các môn học do bộ môn quản lí; nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy; tham gia tổ chức kiểm tra đánh giá quá trình và kết quả học tập của sinh viên theo quy định của Trường; tổ chức đánh giá công tác quản lí, hoạt động đào tạo của bộ môn, của khoa và trường.

-Các giáo viên thực hiện kế hoạch giảng dạy và đánh giá học phần theo đề cương chi tiết đã được bộ môn phê duyệt; ra đề thi; tham gia xây dựng nội dung môn học; tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo; tham gia đánh giá công tác quản lí, hoạt động đào tạo của bộ môn, của khoa và trường.

Nội dung quản lí hoạt động đào tạo trình độ đại học ở trường đại học

1.4.2.1. Quản lí kế hoạch, chương trình đào tạo

Trong bất cứ hoạt động nào xây dựng kế hoạch là hành động đầu tiên của nhà quản lí nhằm đưa tổ chức phát triển. Trong quản lí, việc xây dựng kế hoạch là căn cứ để xác định hành động và mục tiêu cần đạt được của tổ chức. Kế hoạch là sự dự kiến các bước thực hiện công việc một cách có hệ thống trong một thời hạn nhất định, căn cứ vào những điều kiện, những phương tiện cho phép, nhằm đạt được mục tiêu đã xác định.

Quản lí kế hoạch đào tạo ở trường đại học là nhằm đảm bảo cho công tác tổ chức hoạt động đào tạo có hiệu quả, thống nhất theo mục tiêu đào tạo; từ đó xây dựng và phát triển chương trình đào tạo.

Xây dựng kế hoạch đào tạo bao gồm: Kế hoạch đào tạo toàn khóa của từng ngành; Kế hoạch đào tạo năm học của Trường; Kế hoạch giảng dạy (thời khóa biểu). Ngoài ra, khi xây dựng kế hoạch đào tạo cho một trường đại học còn cần phải căn cứ và các quy chế, quy định do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Theo quan niệm truyền thống, chương trình là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (khoá đào tạo) cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì có thể trông đợi ở ngưòi học sau khoá đào tạo, phác thảo ra quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, các phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ. Trên cơ sở chương trình khung đào tạo đối với trình độ đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các trường đại học tổ chức xây dựng chương trình chi tiết hay

còn gọi là chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo (Curriculum) là bản thiết kế chi tiết quá trình giảng dạy trong một khóa đào tạo phản ánh cụ thể mục tiêu, nội dung, cấu trúc, trình tự cách thức tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá các hoạt động giảng dạy cho toàn khoá đào tạo và cho từng môn học, phần học, chương, mục và bài giảng.

Quản lí chương trình đào tạo là yếu tố đầu tiên trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục của một trường đại học. Quản lí chương trình đào tạo là hướng đến mục tiêu đảm bảo cho nội dung chương trình đào tạo đã quy định được thực hiện đầy đủ, trọn vẹn đạt được yêu cầu chất lượng và hiệu quả cao nhất.

Các nội dung của quản lí kế hoạch, chương trình đào tạo bao gồm:

-Quản lí việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo: CTĐT của nhà trường được xây dựng theo các quy định hiện hành và trên cơ sở chương trình khung cho Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. CTĐT có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ đại học và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. CTĐT được thiết kế theo hướng đảm bảo liên thông với các trình độ đào tạo và CTĐT khác. CTĐT được định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá. Chương trình đào tạo cần viết ở 2 mức: chương trình khung và chương trình chi tiết. Từ chương trình khung, khoa chuyên môn tổ chức xây dựng bản mô tả học phần và chương trình chi tiết môn học.

-Tổ chức xây dựng kế hoạch đào tạo: Dựa trên chương trình khung đào tạo tiến hành sắp xếp, phân bổ chương trình đào tạo, bố trí giảng dạy các môn học, theo năm, theo học kỳ hay nói cách khác là việc xây dựng kế hoạch đào tạo và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo theo thời gian và địa điểm thích hợp. Kế hoạch đào tạo, kế hoạch giảng dạy phải công khai đến từng giảng viên và sinh viên vào đầu năm học và được thực hiện nhất quán trong toàn bộ khoá học.

-Tổ chức xây dựng, điều chỉnh quy chế giảng viên, quy chế đào tạo hàng năm: việc xây dựng nội qui, qui chế giảng dạy, học tập trong hoạt động đào tạo đại học phải tuân theo các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục;

-Xây dựng kế hoạch giảng dạy của Tổ môn/học phần: Kế hoạch giảng dạy của Tổ bộ môn gồm hai phần: Kế hoạch giảng dạy của Tổ bộ môn theo phân phối chương trình đào tạo (giảng viên căn cứ vào bảng phân công giảng dạy các môn học để xây dựng kế hoạch dạy học cả năm và hàng tuần); Kế hoạch dạy học học phần. Các Khoa/Bộ môn cần chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch giảng dạy của từng Tổ môn hoặc học phần cụ thể và nó chính là căn cứ pháp lý để Ban giám hiệu, Trưởng Khoa/Tổ trưởng bộ môn quản lý hoạt động giảng dạy của Khoa/Bộ môn/Giảng viên trong năm học.

1.4.2.2. Quản lí hoạt động dạy của giảng viên

“Quản lí dạy học là những tác động có chủ đích, hợp quy luật của chủ thể quản lí dạy học (hiệu trưởng) đến khách thể quản lí dạy học (đội ngũ giáo viên, nhân viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác) nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực giáo dục của nhà trường, của cộng đồng và xã hội để đưa hoạt động dạy học đến mục tiêu (xây dựng và phát triển nhân cách người học)” (Nguyễn Phúc Châu, 2010).

Hoạt động giảng dạy của GV trường đại học là hoạt động giữ vai trò chủ đạo, là nền tảng cho tất cả các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Trong hoạt động giảng dạy giảng viên là chủ thể của hoạt động dạy, giữ vai trò chủ đạo. Bằng hoạt động giảng dạy của mình giảng viên sẽ định hướng, tổ chức, hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động học của sinh viên, đảm bảo cho sinh viên thực hiện đầy đủ và có chất lượng cao những yêu cầu, nhiệm vụ học tập phù hợp với mục tiêu đào tạo đại học.

Quản lí hoạt động giảng dạy là điều khiển hoạt động giảng dạy vận hành một cách có kế hoạch, có tổ chức và được chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thường xuyên nhằm từng bước hướng vào thực hiện các nhiệm vụ dạy học để đạt mục đích dạy học.

Quản lí hoạt động giảng dạy bao gồm các nội dung:

-Quản lí việc phân công giảng dạy: Để có sự phân công hợp lý cần quán triệt việc phân công giảng dạy theo đúng khả năng, chuyên môn được đào tạo, thâm niên giảng dạy, hoàn cảnh gia đình, nguyện vọng cá nhân và theo hướng phát triển của mỗi giảng viên, đảm bảo việc phân công được thực hiện đúng quy trình và quy định đề ra.

-Quản lí việc thực hiện quy chế đào tạo: thực hiện thời khóa biểu, chương trình đào tạo; ra vào lớp đúng giờ; chuẩn bị đầy đủ và có chất lượng bài giảng trước khi lên lớp…

-Quản lí giờ giảng của giảng viên thông qua thời khóa biểu, kế hoạch giảng dạy, sổ đầu bài để đảm bảo giảng viên thực hiện đúng yêu cầu của chương trình, đảm bảo nội dung kiến thức của từng môn học… Bên cạnh đó, phải quản lí chặt chẽ việc báo nghỉ, báo bù hoặc sắp xếp giảng viên dạy thế trong các trường hợp đột xuất.

-Quản lí tiêu chuẩn giờ lên lớp: thông thường có hai giai đoạn đó là giai đoạn chuẩn bị giờ giảng và rút kinh nghiệm sau giờ giảng. Tiêu chuẩn này trước hết là cơ sở để giảng viên tự đánh giá giờ dạy của mình, và chuẩn này cũng là cơ sở để người quản lí đánh gía giờ dạy của giảng viên. Khi xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp cần căn cứ: mục tiêu của môn học; quy định về tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy do Bộ GD&ĐT quy định; các phương pháp giảng dạy được áp dụng…

-Tổ chức việc dự giờ và phân tích giờ dạy của giảng viên: để đảm bảo quản lí được hoạt động dự giờ người quản lí cần phải: nắm vững lý luận dạy học đại học, hiểu bản chất cấu trúc – chức năng giờ lên lớp, có kiến thức và kỹ năng về phương pháp phân tích sư phạm. Để tổ chức tốt công tác dự giờ và phân tích giờ dạy của giảng viên, cần huy động nhiều lực lượng tham gia công tác dự giờ với nhiều hình thức khác nhau như: Tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm trong Khoa/Tổ bộ môn; Tổ chức thao giảng trong trường; Tổ chức dự giờ thi đua; Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng dự giờ kiểm tra chuyên môn và dự giờ rút kinh nghiệm giảng dạy của giảng viên.

-Quản lí việc sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học. Bên cạnh đó cần chỉ đạo giảng viên áp dụng đa dạng và đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động giảng dạy.

-Quản lí sinh hoạt của Khoa/Tổ bộ môn: hoạt động này giúp giảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong quá trình dạy học; giúp người quản lí nắm được hoạt động của từng Khoa/Tổ bộ môn.

-Quản lí tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên: để nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên, nội dung bồi dưỡng gồm những kiến thức

liên quan đến môn học, ngoại ngữ, tin học, các kiến thức về phương pháp giảng dạy... Hình thức bồi dưỡng chủ yếu là hội thảo, thao giảng chuyên đề, tự học.

1.4.2.3. Quản lí hoạt động học của sinh viên

Trong hoạt động học ở trường đại học, sinh viên đóng vai trò vừa là đối tượng của hoạt động dạy, vừa là chủ thể của hoạt động học tập, tự giác, tích cực, độc lập và sáng tạo tự tổ chức hoạt động nhận thức hệ thống những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nhằm hình thành năng lực, thái độ đúng đắn, tạo ra các động lực cho việc học (với tư cách là chủ thể sáng tạo) và hình thành nhân cách cho bản thân dưới sự tổ chức sư phạm của giảng viên.

Kết quả đào tạo phụ thuộc vào tính tích cực nhận thức của sinh viên. Như vậy, quản lí hoạt động học của sinh viên là đảm bảo cho sinh viên không chỉ là khách thể của hoạt động dạy mà phải trở thành chủ thể hoạt động tích cực, độc lập, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và năng lực nghề nghiệp tương lai.

Nội dung của quản lí hoạt động học tập của sinh viên bao gồm:

-Quản lí mục tiêu, nhiệm vụ học tập của sinh viên: phải xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ học tập cho từng đối tượng, từng loại hình đào tạo thông qua việc phổ biến kế hoạch đào tạo khóa học, năm học, quy chế đào tạo, quy chế đánh giá rèn luyện cho từng đối tượng học sinh để người học, người dạy và các cấp quản lý được biết. Hướng dẫn sinh viên xây dựng kế hoạch học tập cá nhân cho từng học kỳ, môn học.

-Quản lí chương trình, nội dung, phương pháp học tập của sinh viên: Ban chủ nhiệm Khoa chỉ đạo cố vấn học tập hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch học tập, nghiên cứu khoa học trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường, quỹ thời gian và nhiệm vụ học tập của từng cá nhân. Sau mỗi bài học, căn cứ điều kiện thời gian và khả năng của sinh viên, hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu. Phòng công tác sinh viên tích cực phối hợp với các Khoa và cố vấn học tập để quản lý nội dung học tập của sinh viên trên lớp cũng như hoạt động tự học, tự nghiên cứu.

-Quản lí hoạt động tự học, nghiên cứu khoa học của sinh viên: để hoạt động tự học và nghiên cứu khoa học của sinh viên đạt hiệu quả thì cần quản lí đồng bộ từ kế hoạch, mục tiêu, nội dung, phương pháp đến kiểm tra đánh giá kết quả của những hoạt động này.

-Quản lí các hoạt động hỗ trợ sinh viên trong học tập: Ban Giám Hiệu chỉ đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 49)