Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về đổi mới hoạt động đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh (Trang 93 - 94)

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Mục đích của biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của tập thể trường về sự cần thiết phải đổi mới trong hoạt động đào tạo nhằm đáp ứng sự đòi hỏi ngày càng cao của xã hội đối với chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng đào tạo đại học nói riêng. Nhận thức là tiền đề và là cơ sở cho mọi hành động của con người, không có sự đổi mới trong nhận thức thì chắc chắn sẽ không có sự đổi mới trong hành động. Từ việc hiểu đúng về sự thay đổi để đổi mới hoạt động đào tạo thì mọi người sẽ có thái độ, hành động phù hợp, đúng chức năng nhiệm vụ của mình đáp ứng mục tiêu phát triển nhà trường.

Một là, xây dựng kế hoạch, chương trình và từng giai đoạn cụ thể nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên. Trong đó quy định rõ các công việc, thời gian địa điểm thực hiện; người chỉ đạo, người chịu trách nhiệm thực hiện; thời gian hoàn thành và kết quả cần đạt được. Để thực hiện có hiệu quả nội dung này, trước hết đòi hỏi cán bộ quản lí phải nắm vừng nội dung những văn bản chỉ đạo, quy định, quy chế của Bộ và của Trường về đổi mới hoạt động đào tạo đại học để kịp thời cung cấp, phổ biến cho tập thể cán bộ, giảng viên. Bên cạnh đó nhà trường có thể phổ biến rộng rãi quan điểm, định hướng đổi mới thông qua mục tiêu, sứ mệnh, chiến lược phát triển Trường bằng nhiều cách như: công bố trên website trường, đặt banner, áp phích trong khuôn viên trường; thông qua các cuộc họp; thông qua các văn bản…

Hai là, xác định các nguồn lực và điều kiện để đảm bảo thực hiện kế hoạch nâng cao nhận thức, trong đó có điều kiện về thời gian, kinh phí, cơ sở vật chất. CBQL phải chuẩn bị đủ các loại văn bản hướng dẫn, tài liệu liên quan đến hoạt động đào tạo; thành lập và phân công nhiệm vụ cho các nhóm phụ trách tuyên truyền về các nội dung cần đổi mới trong hoạt động đào tạo, động viên, khuyến khích mọi người tìm hiểu hoạt động này.

Ba là, tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, các hội thảo và chương trình nghiên cứu khoa học. Để nắm bắt được những đổi mới trong hoạt động đào tạo thì việc tạo cơ hội, điều kiện cho các cán bộ, giảng viên của trường tiếp cận, tìm hiểu, nghiên cứu và trao đổi về những thay đổi và nhu cầu thực tế của xã hội về hoạt động đào tạo là điều vô cùng quan trọng. Khi đã hiểu và nắm bắt được những yêu cầu tất yếu về đổi mới mọi người sẽ dần thay đổi nhận thức và hành động của mình.

Bốn là, có chính sách khen thưởng, khuyến khích các cá nhân, tập thể có thành tích trong quá trình thực hiện kế hoạch. Đây chính là yếu tố quan trọng vì thông qua đó những sự nỗ lực, cố gắng của từng cá nhân, tập thể được Nhà trường ghi nhận và họ sẽ tiếp tục phấn đấu hơn nữa trong công tác đổi mới hoạt động đào tạo của trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh (Trang 93 - 94)