Biện pháp 6: Tăng cường điều kiện, môi trường phục vụ cho hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh (Trang 105 - 109)

đào tạo

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp

Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng luôn gắn liền với các đòi hỏi về CSVC, thiết bị giảng dạy, môi trường phù hợp yêu cầu của chương trình. CSVC, thiết bị giảng dạy, môi trường phù hợp không chỉ phục vụ tốt cho hoạt động giảng dạy của GV mà nó còn phục vụ cho hoạt động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Tăng cường điều kiện, môi trường phục vụ cho hoạt động đào tạo của nhà trường chính là tăng cường khả năng vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá vào thực tiễn, xây dựng môi trường sư phạm, tạo điều kiện giúp GV tiếp cận với xu thế dạy học hiện đại, phấn đấu nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Mục tiêu của giải pháp quản lý này nhằm bảo đảm mọi điều kiện và môi trường tốt nhất, góp phần đáp ứng yêu cầu cơ bản cho hoạt động đào tạo của nhà trường.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Một là, tăng cường ứng dụng CNTT trong các quy trình quản lí hoạt động đào tạo. Đây là là nhu cầu thiết yếu, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của công tác quản lí hoạt động đào tạo, xây dựng trường học phát triển, đáp ứng yêu cầu thời kỳ cách mạng mới. Để có thể triển khai ứng dụng CNTT nhằm góp phần đổi mới phương thức, lề lối làm việc và nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo thì cần phải thực hiện: nâng cao nhận thức và hiểu biết về lợi ích trong việc ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá; xây dựng kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT trong các hoạt động đào tạo; thành lập bộ máy chỉ đạo, quản lí, điều hành công tác ứng dụng CNTT và đội ngũ cán bộ chuyên trách; đào tạo nâng cao năng lực, trình độ sử dụng tin học của cán bộ, giảng viên; đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ đảm bảo triển khai các ứng dụng CNTT đồng bộ, hiệu quả.

Hai là, thành lập bộ phận quản lí và hỗ trợ sinh viên. Bộ phận này có nhiệm vụ tổ chức và quản lí các hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên trong tất cả mọi hoạt động. Ngoài các cán bộ phụ trách của các phòng/khoa thì cần sự phối hợp của các đoàn thể, hội sinh viên… Các hoạt động chủ yếu của bộ phận này gồm: Tổ chức các hoạt động tư vấn cho sinh viên về cơ chế, chính sách, các vấn đề liên quan đến học tập, định

hướng tương lai, thực tập…; Thiết lập và mở rộng mối quan hệ với các trường đại học, doanh nghiệp khác nhằm hỗ trợ sinh viên trong việc thực tập, giới thiệu việc làm bán thời gian, việc làm sau khi tốt nghiệp; Tổ chức các chương trình như “Ngày hội việc làm”, giao lưu với các doanh nghiệp nhằm giúp sinh viên tìm hiểu và nắm bắt yêu cầu trong công việc của họ; Tìm kiếm, xây dựng và quản lí “Quỹ hỗ trợ học bổng” nhằm khen thưởng cho sinh viên xuất sắc, trợ cấp cho sinh viên vượt khó học giỏi và sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Tổ chức và quản lí các Câu lạc bộ, đội nhóm nhằm thu hút, tập hợp sinh viên tham gia các hoạt động tập thể, sinh hoạt cộng đồng, giúp sinh viên có những hoạt động bổ ích trong quá trình học tập tại trường; Kết nối cựu sinh viên; Điều tra và khảo sát việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên.

Ba là, cải tạo và nâng cấp phần mềm quản lí đào tạo. Đây là nội dung cần thiết nhằm hoàn thiện và tối ưu hóa việc quản lí hoạt động đào tạo của sinh viên. Để nâng cấp việc đầu tiên cần làm phải khảo sát thực trạng phần mềm, xác định được những vấn đề còn tồn tại trong quá trình triển khai cần tiếp tục hoàn thiện để làm cho phần mềm ngày càng tiện ích và thân thiện đối với người sử dụng.

Bốn là, tăng cường CSVC phục vụ cho hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên. Đây là một trong những điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động học tập và NCKH, muốn vậy Nhà trường phải không ngừng tăng cường đầu tư CSVC đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao năng lực NCKH của sinh viên. Trên thực tế nguồn kinh phí đầu tư cho CSVC từ nguồn kinh phí được cấp hàng năm hoặc nguồn kinh phí từ sự nghiệp khoa học không thể đáp ứng được nhu cầu của Nhà trường. Vì thế, Nhà trường cần huy động tối đa các nguồn lực xã hội để đầu tư cho CSVC; Đánh giá thực trạng CSVC hiện có; Lên kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho việc đầu tư mua sắm CVSC; Có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa CSVC trong suốt quá trình đưa vào sử dụng; Giới thiệu cho sinh viên những trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu học tập và NCKH đối với từng chuyên ngành cụ thể…

Năm là, hiện đại hóa thư viện, phát triển và hoàn thiện thư viện điện tử. sinh viên ngoài việc sử dụng thư viện nhằm mục đích học tập, nghiên cứu khoa học và nâng cao kiến thức, họ còn có nhu cầu giải trí sau những giờ học tập căng thẳng. Việc

có một thư viện hiện đại với nhiều nguồn học liệu nghiên cứu, có không gian mở và được chăm chút chắc chắn sẽ giúp nâng cao tinh thần tự học của sinh viên. Để đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin, tài liệu cho sinh viên, Nhà trường cần: Xây dựng đội ngũ người làm thư viện năng động, sáng tạo và hiểu các vấn đề công nghệ, có kỹ năng tốt; Hoàn thiện phần mềm quản trị thư viện điện tử tích hợp bao gồm nhiều phân hệ (module) đáp ứng yêu cầu tự động hoá các nghiệp vụ chuẩn của thư viện với các chức năng: bổ sung, biên mục, tra cứu trực tuyến, quản lý lưu thông, quản lý kho, mượn liên thư viện, quản trị hệ thống; Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đủ mạnh, bao gồm: mạng internet với tốc độ kết nối cao, hệ thống máy chủ thực hiện chức năng quản trị, hệ thống máy trạm để cập nhật và khai thác thông tin; Xây dựng kho tài liệu số hóa; Tăng cường nguồn lực thông tin thư viện, cần có kế hoạch bổ sung nguồn tài liệu thường xuyên; Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các thư viện và các tổ chức giáo dục trong ngoài nước nhằm khai thác nguồn sách, báo tài trợ; Trao đổi, chia sẻ thông tin với các thư viện trong và ngoài hệ thống thư viện trường đại học; Phát triển và đầu tư bổ sung các loại hình tài liệu mới: cơ sở dữ liệu trực tuyến, sách, báo điện tử nhằm mở rộng nguồn lực thông tin theo hướng hiện đại; Tăng cường CSVC cho thư viện, mở rộng diện tích các phòng phục vụ cho nhu cầu tự học, học nhóm, học trực tuyến, trang bị thêm máy tính để phục vụ sinh viên tra cứu và khai thác thông tin.

Sáu là, xây dựng nhà trường dân chủ, lành mạnh, nề nếp, kỷ cương; xây dựng văn hóa nhà trường phù hợp với triết lý lấy người học làm trung tâm. Xây dựng cảnh quan môi trường của trường đại học; Phân công cho một bộ phận chuyên trách trực thuộc Ban Giám hiệu nhà trường, nhằm tổ chức và theo dõi trực tiếp sát sao, đặt ra các mục tiêu, phương hướng và xây dựng kế hoạch triển khai việc thực hiện xây dựng và duy trì tốt môi trường văn hóa của trường trong từng giai đoạn cụ thể; Xây dựng mô hình nhân cách người thầy, vì hơn ai hết người thầy sẽ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách sinh viên; Xây dựng quy chế văn hóa dựa trên triết lý riêng của mình để khẳng định được phong cách, xác định hệ thống giá trị, chuẩn mực đạo đức của Nhà trường, từ đó thống nhất và hướng dẫn hành vi ứng xử của mọi thành viên trong Nhà trường theo các giá trị và chuẩn mực đã xác định; Rà soát, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường theo hướng hệ thống các quy định phối hợp giữa

các đơn vị trong nhà trường; Tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho các đối tượng cán bộ chuyên trách, sinh viên nòng cốt phụ trách công tác xây dựng môi trường văn hóa trường đại học; Tổ chức các phong trào thi đua, văn hóa văn nghệ, hoạt động ngoại khóa; Có chính sách khen thưởng cá nhân và tập thể trong xây dựng môi trường văn hoá trường đại học; Phát huy tính tích cực, vai trò nòng cốt xung kích, đi đầu của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên; Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, định hướng giá trị đạo đức giúp sinh viên biết vận dụng và phát huy các giá trị truyền thống vào học tập và đời sống để phát triển nhân cách một cách hài hoà; Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, giữa các đơn vị khoa, phòng, ban, các tổ chức đoàn thể trong trường.

Bảy là, gắn kết chặt chẽ quá trình đào tạo giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cũng như giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp. Xác lập mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm hình thành cơ chế phối hợp tạo sự đồng thuận cao và huy động sự tham gia, hỗ trợ cho hoạt động đào tạo của Nhà trường. Để có thể làm tốt nội dung này, Nhà trường cần thực hiện:

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Coi sự phối hợp là việc thực hiện thường xuyên, liên tục ở mọi thời điểm; xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các bên.

- Xác định rõ nội dung cần phối hợp giữa các bên: huy động nguồn lực vật chất và nguồn lực trí tuệ xã hội tham gia hoạt động đào tạo, nhất là các khâu như dự báo nhu cầu nhân lực, xây dựng CTĐT, biên soạn giáo trình, giảng dạy, NCKH,…; đồng thời, thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình để phối hợp giáo dục SV phát triển hoàn thiện nhân cách và trình độ, năng lực nghề nghiệp của sinh viên.

- Xây dựng cơ chế để xã hội tham gia giám sát, đánh giá hoạt động và kết quả hoạt động của nhà trường; quan tâm bàn bạc dân chủ, cởi mở, tiếp thu ý kiến của cá nhân và cộng đồng. Xây dựng cơ chế phối hợp với gia đình trong quá trình đào tạo, kịp thời thông tin đến phụ huynh sinh viên để xử lý những tình huống bất thường liên quan đến kết quả học tập, rèn luyện, sinh hoạt, việc làm của sinh viên.

- Lãnh đạo nhà trường chủ động, tích cực huy động nguồn lực xã hội nhằm gắn kết chặt chẽ quá trình đào tạo giữa nhà trường với xã hội và giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.

- Đẩy mạnh hình thành các cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp để chia sẻ các nguồn lực chung về cơ sở vật chất, tài chính, nhân lực, rút ngắn thời gian chuyển giao từ kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh (Trang 105 - 109)