Hình thức tổ chức đào tạo và phương pháp đào tạo trình độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 69)

Hình thức tổ chức, phương pháp đào tạo là yếu tố xác định cách thức, phương thức hiệu quả để giảng viên có thể truyền đạt được nội dung chương trình đào tạo cho sinh viên. Đánh giá về hình thức tổ chức và phương pháp đào tạo tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM được thể hiện như sau:

Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, GV về hình thức tổ chức đào tạo trình độ đại học ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM

TT Nội dung Giảng viên CBQL Sig *

ĐTB ĐCL TH ĐTB ĐCL TH

1 GV dạy học chung trên lớp 3,27 ,729 1 3,28 ,451 1 ,879

2 Học nhóm nhỏ theo từng chủ đề

có sự hướng dẫn của GV 2,13 ,816 5 1,94 ,785 5 ,080 3 Thảo luận nhóm tại lớp 2,77 ,710 3 2,72 ,562 3 ,536

4 Thực tập, thực hành của sinh viên

dưới sự hướng dẫn của giáo viên 2,93 ,559 2 3,00 ,581 2 ,388 5 Tham quan thực tế 2,34 ,696 4 1,83 ,692 6 ,000

6 Tự học, tự nghiên cứu của sinh

viên 2,04 ,398 6 2,06 ,407 4 ,792

Điểm trung bình chung 2,58 2,47

Bảng 2.5 cho thấy, việc áp dụng các hình thức dạy học tại trường có sự khác biệt trong đánh giá khi CBQL chỉ đánh giá ở mức “trung bình” (ĐTBC=2,47), còn GV lại đánh giá ở mức “khá” (ĐTBC=2,58). Hình thức tổ chức dạy học được cả CBQL và GV đánh giá tốt và xếp hạng cao nhất là “GV dạy học chung trên lớp”

(CBQL=3,27; GV=3,28); các hình thức được đánh giá ở mức “khá” lần lượt xếp thứ hạng 2 và 3 bao gồm “Thực tập, thực hành của sinh viên dưới sự hướng dẫn của giáo viên” (CBQL=3,00; GV=2,93) và “Thảo luận nhóm tại lớp” (CBQL=2,72; GV=2,77); các hình thức chỉ được đánh giá ở mức “trung bình” gồm “Tham quan thực tế” (CBQL=1,83; GV=2,34), “Học nhóm nhỏ theo từng chủ đề có sự hướng dẫn của GV” (CBQL=1,94; GV=2,13), “Tự học, tự nghiên cứu của sinh viên”

(CBQL=2,06; GV=2,04). Độ lệch chuẩn trong các đánh giá của GV và CBQL hầu hết đều nằm ở mức ,559 đến ,816 chứng tỏ có sự phân tán khá cao trong các mức độ trả lời đối với từng nội dung. Chỉ có nội dung “Tự học, tự nghiên cứu của sinh viên”

có độ lệch chuẩn thấp (GV=,398; CBQL=,407), dựa vào điểm trung bình được đánh giá có thể thấy các mức độ đánh giá chủ yếu tập trung ở mức “yếu”“trung bình”.

Qua kết quả khảo sát ý kiến của sinh viên ở câu 2, Phụ lục 6 về hình thức tổ chức dạy học của GV cho thấy, đa số sinh viên đều đánh giá ở mức “khá”

(ĐTB=2,51). Trong đó, chỉ có hai nội dung bị đánh giá ở mức “trung bình” “Tham quan thực tế” (ĐTB=1,90) và “GV hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu”

(ĐTB=2,34). Độ lệch chuẩn trong các đánh giá của sinh viên hầu hết nằm ở mức ,647 đến ,872 chứng tỏ có sự phân tán khá cao trong các mức độ trả lời đối với từng nội dung.

Hình thức tổ chức dạy học là một phạm trù của phương pháp dạy học; hay nói cách khác nhiệm vụ, nội dung, phương pháp dạy học đều được tiến hành trong các hình thức dạy học. Hình thức tổ chức dạy học thường không được quy định sẵn trong chương trình, nên GV có thể tổ chức nhiều hình thức đa dạng nhằm đạt được mục đích dạy học. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy các hình thức tổ chức dạy học được áp dụng chưa đồng đều, có những hình thức được đánh giá khá tốt nhưng có vẫn còn những hình thức chỉ mới đạt được mức trung bình.

Để so sánh sự khác biệt của giá trị trung bình 2 đối tượng là GV và CBQL, đề tài tiến hành kiểm định Independent Sample T-Test. Kết quả cho thấy, hầu hết các nội dung cho giá trị sig>,05, kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 đối tượng. Tuy nhiên, chỉ có nội dung “Tham quan thực tế” có giá trị sig <,05, có thể kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 đối tượng.

Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV về phương pháp tổ chức đào tạo trình độ đại học ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM

TT Nội dung Giảng viên CBQL Sig *

ĐTB ĐCL TH ĐTB ĐCL TH

1

Nhóm phương pháp dạy học dùng lời: thuyết trình, đàm thoại, làm việc với sách giáo khoa và tài liệu tham khảo

3,04 ,601 1 3,06 ,407 1 ,816

2

Phương pháp dạy học trực quan: quan sát sự vật, hiện tượng; dựa trên các phương tiện trực quan

3 Nhóm phương pháp dạy học thực hành:

luyên tập, ôn tập và thí nghiệm 2,92 ,509 2 2,89 ,662 2 ,679

4

Nhóm phương pháp dạy học hiện đại: giải quyết vấn đề; dạy học theo nhóm nhỏ; dạy học dự án

2,17 ,695 4 2,00 ,336 4 ,003

Điểm trung bình chung 2,64 2,61

Bảng 2.6 cho thấy, việc áp dụng các phương pháp dạy học được đánh giá ở mức

“khá” với điểm trung bình chung của CBQL=2,61 và GV=2,64. Đánh giá cụ thể từng nội dung cho thấy “Nhóm phương pháp dạy học dùng lời”“Nhóm phương pháp dạy học thực hành” được cả CBQL và GV đồng tình đánh giá ở mức khá với điểm trung bình từ 2,89 đến 3,06; trong khi “Nhóm phương pháp dạy học trực quan”

“Nhóm phương pháp dạy học hiện đại” chỉ được đánh giá ở mức “trung bình” với điểm trung bình từ 2,00 đến 2,50. Độ lệch chuẩn các đánh giá của GV và CBQL hầu hết đều nằm ở mức ,509 đến ,769 chứng tỏ có sự phân tán khá cao trong các mức độ trả lời đối với từng nội dung. Chỉ có hai nội dung có độ lệch chuẩn trong đánh giá của CBQL thấp “Nhóm phương pháp dạy học dùng lời” (ĐLC=,407) và “Nhóm phương pháp dạy học hiện đại” (ĐLC=,336) dựa vào điểm trung bình được đánh giá có thể thấy các mức độ đánh giá của “Nhóm phương pháp dạy học dùng lời” chủ yếu tập trung ở mức “khá” và “tốt”; các mức độ đánh giá của “Nhóm phương pháp dạy học hiện đại” chủ yếu tập trung ở mức “yếu” và “trung bình”.

Qua kết quả khảo sát ý kiến của sinh viên ở câu 2, Phụ lục 6 về phương pháp giảng dạy của GV cho thấy, đa số sinh viên đều đánh giá ở mức “khá” (ĐTB=2,62). Trong đó, chỉ có hai nội dung bị đánh giá ở mức “trung bình” “Nhóm phương pháp dạy học hiện đại” (ĐTB=2,40) và “Nhóm phương pháp dạy học trực quan”

(ĐTB=2,32). Độ lệch chuẩn trong các đánh giá của sinh viên hầu hết nằm ở mức ,606 đến ,961 chứng tỏ có sự phân tán khá cao trong các mức độ trả lời đối với từng nội dung.

Kết luận: Kết quả khảo sát cho thấy phương pháp giảng dạy được giảng viên sử dụng nhiều là nhóm phương pháp dạy học truyền thống và nhóm dạy học thực hành điều này hoàn toàn đúng với thực tế giảng dạy tại trường. Các nhóm phương pháp

còn lại thỉnh thoảng mới có giảng viên áp dụng, hoặc chỉ được sử dụng trong một số tiết học, điều này hoàn toàn đi ngược với xu thế dạy học hiện đại. Để có thể phát huy tối đa tính năng động, tích cực của người học cũng như để đảm bảo triết lý “lấy người học làm trung tâm” thì Nhà trường cần có các biện pháp khuyến khích giảng viên đổi mới, áp dụng đa dạng các phương pháp dạy học đặc biệt là nhóm các phương pháp dạy học hiện đại và nhóm phương pháp dạy học trực quan.

Để so sánh sự khác biệt của giá trị trung bình 2 đối tượng là GV và CBQL, đề tài tiến hành kiểm định Independent Sample T-Test. Kết quả cho thấy, hầu hết các nội dung cho giá trị sig>,05, kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 đối tượng. Tuy nhiên, chỉ có nội dung “Nhóm phương pháp dạy học thực hành” có giá trị sig <,05, có thể kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 đối tượng.

Việc đổi mới hình thức, phương pháp dạy học là một điều bắt buộc trong xu hướng phát triển hiện nay; đổi mới theo hướng gắn lý luận với thực tiễn, tăng cường tính tích cực chủ động của người học, giảm bớt thời gian thuyết trình trên lớp, tăng cường gợi mở, hướng dẫn, đối thoại, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Giảng viên cần chú trọng tăng cường các buổi thảo luận, hội thảo, các bài tập xử lý tình huống; thường xuyên tổ chức các đợt tham quan nghiên cứu thực tế qua đó giúp sinh viên có nhiều thu hoạch về lý luận liên hệ với thực tiễn, rèn luyện bản lĩnh chính trị và năng lực vận dụng sáng tạo, cách giải quyết các tình huống thực tiễn trực tiếp diễn ra trong đời sống xã hội.

Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, GV về việc áp dụng các phương tiện dạy học ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM

TT Nội dung Giảng viên CBQL Sig *

ĐTB ĐCL TH ĐTB ĐCL TH

1 Nhóm các vật thật, các loại máy móc

công cụ, nguyên liệu 2,38 ,534 3 2,67 ,581 3 ,000 2 Nhóm các vật tượng hình: mô hình, tranh

ảnh, sơ đồ, ảnh chụp 2,70 ,597 2 2,72 ,451 2 ,744 3 Nhóm các phương tiện hoạt động tương

tác: thí nghiệm, thực hành 2,25 ,703 4 1,94 ,785 4 ,001 4 Nhóm phương tiện kỹ thuật dạy học: máy

chiếu, phương tiện thu phát, máy tính 3,24 ,683 1 3,00 ,671 1 ,009

Điểm trung bình chung 2,64 2,58

Bảng 2.7 cho thấy, cả CBQL và GV đều đánh giá việc sử dụng các phương tiện dạy học trong quá trình giảng dạy đạt mức “khá” với điểm trung bình chung của CBQL=2.58; GV=2.64. Trong đó, “Nhóm phương tiện kỹ thuật dạy học”“Nhóm các vật tượng hình” được đánh giá ở mức “khá” với điểm trung bình từ 2,70 đến 3,24. Riêng “Nhóm các vật thật, các loại máy móc công cụ, nguyên liệu” có sự khác biệt trong đánh giá trong khi CBQL đánh giá ở mức “khá” với (ĐTB=2,67), thì GV chỉ đánh giá ở mức “trung bình” (ĐTB=2,38). Các phương tiện dạy học trong “Nhóm các phương tiện hoạt động tương tác” bị đánh giá ở mức “trung bình” (CBQL=1,94; GV=2,25).

Kết quả khảo sát ý kiến của sinh viên ở câu 2, Phụ lục 6 về việc sử dụng phương tiện dạy học của GV cho thấy, đa số sinh viên đều đánh giá ở mức “khá” (ĐTB=2,56).

Các phương tiện dạy học như mô hình, tranh ảnh, sơ đồ, ảnh chụp, máy chiếu, phương tiện thu phát, máy tính là những phương tiện dạy học hiện đại ngày càng bộc lộ được nhiều ưu điểm, lợi thế so với các phương tiện dạy học khác trong quá trình sử dụng nên được đa số giảng viên quan tâm sử dụng hơn. Đối với các ngành thuộc nhóm kỹ thuật các học phần thực hành chiếm tỷ trọng lớn nên việc sử dụng các dụng cụ, máy mọc thực hành là vấn đề tất yếu thế nhưng khảo sát thực tế lại cho thấy việc sử dụng các phương tiện dạy học thuộc hai nhóm này lại chưa được đánh giá cao

trong quá trình giảng dạy. Để nâng cao chất lượng giảng dạy vấn đề quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện dạy học là cần được ưu tiên hàng đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 69)