Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh (Trang 109 - 110)

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động đào tạo và quản lí hoạt động đào tạo đã trình bày ở trên chúng tôi đã khái quát và xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động đào tạo ở trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM. Mỗi biện pháp đề xuất đều dựa trên các nguyên tắc đảm bảo tính khách quan; đảm bảo tính toàn diện và đồng bộ; đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.

Ở mỗi biện pháp chúng tôi đã xác định mục đích cũng như nội dung và cách thức thực hiện cụ thể. Các biện pháp có mối quan hệ mật thiết, biện chứng với nhau mang tính chất logic xuyên suốt từ đầu đến cuối của hoạt động đào tạo. Tất cả biện pháp đều có sự tác động trở lại lẫn nhau tạo thành quy trình khép kín. Cuối cùng, tất cả các biện pháp đều phục vụ cho một vấn đề chính là giúp quản lí hoạt động đào tạo tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM hiện nay một cách có hiệu quả nhất.

Biện pháp 1 “Nâng cao nhận thức về đổi mới hoạt động đào tạo”. Đây là biện pháp nền tảng tác động đến các biện pháp còn lại. Biện pháp này đề cập đến vấn đề nhận thức. Nhận thức là cơ sở của hành động, muốn có hành động đúng thì nhận thức phải đúng. Tuy nhiên để nhận thức ra được một vấn đề, đối với mỗi người đôi khi là cả một quá trình. Vì vậy, cán bộ quản lí cần phải cho tiến hành thực thi biện pháp thứ nhất này thường xuyên đồng thời cũng phải kiên trì thực hiện.

Biện pháp 2 “Phát triển chương trình đào tạo theo hướng phát triển năng lực của sinh viên”. Biện pháp này là để đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đào tạo theo nhu cầu xã hội, có vai trò nòng cốt trong hoạt động đào tạo. Biện pháp 3 “Phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên”. Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trước hết phụ thuộc vào năng lực

chuyên môn của đội ngũ giảng viên. Đây là biện pháp chủ chốt trong hoạt động đào tạo. Biện pháp này thể hiện được trách nhiệm của GV trong hoạt động đào tạo của Trường.

Biện pháp 4 “Quản lí hoạt động tự học và nghiên cứu khoa học của sinh viên”. Biện pháp này có tính then chốt vì nó phản ánh được bản chất của hoạt động đào tạo theo định hướng phát triển năng lực. Tính tự giác, chủ động của sinh viên trong học tập, nghiên cứu góp phần rất lớn vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.

Biện pháp 5 “Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực”. Biện pháp này nhằm đánh giá đúng năng lực của sinh viên trong hoạt động học tập trên lớp cũng như hoạt động tự học và nghiên cứu khoa học. Đồng thời biện pháp này cũng nhằm đánh giá năng lực giảng dạy của GV và đánh giá chương trình đào tạo của Nhà trường.

Biện pháp 6 “Tăng cường điều kiện, môi trường phục vụ cho đổi mới hoạt động đào tạo”. Biện pháp này có vai trò hỗ trợ cho các biện pháp còn lại. Khi có điều kiện, môi trường tốt thì các hoạt động giảng dạy của GV; hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên sẽ được thực hiện một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Qua sáu nhóm biện pháp, ta thấy tất cả các biện pháp đều có sự tác động qua lại và thúc đẩy lẫn nhau để thực hiện tốt các nhiệm vụ và mục đích đã đề ra. Những biện pháp trên, có vai trò khác nhau nhưng chúng tồn tại không tách rời nhau mà có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, không được tuyệt đối hoá bất cứ một biện pháp nào mà trái lại, chúng ta phải thực hiện một cách đồng bộ; có như thế các biện pháp mới phát huy hiệu quả cao. Chính vì thế, cán bộ quản lí cần phải có những nhận định tinh tế về các biện pháp để có thể vận dụng chúng một cách hợp lý nhất vào trong công tác quản lí của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)