Tổ chức khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh (Trang 52 - 57)

Mẫu đối tượng khảo sát

Mẫu khảo sát gồm hai nhóm là cán bộ quản lí, giảng viên và nhóm sinh viên. Đề tài đã thực hiện trên 360 Cán bộ quản lí, Giảng viên và 176 sinh viên.

Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu thuộc nhóm CBQL và GV được trình bày dưới bảng 2.1.

Bảng 2.1. Thống kê mẫu nghiên cứu

Đối tượng

Giới tính

Tổng

Trình độ Thâm niên (Năm)

Nam Nữ CN Th.S TS Khác >5 5 đến >10 10 đến 15 <15 Giảng viên N 150 138 288 32 167 89 0 24 96 113 55 % 52,1 47, 9 100 11, 1 57,9 31.0 0.0 46 33,0 39,9 19,0 Cán bộ quản lí N 44 28 72 3 32 37 0 4 20 16 32 % 61,1 38, 9 100 0,4 44,4 55.2 0 5, 6 27,8 22,2 44,4 Phương pháp khảo sát

- Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Để sử dụng phương pháp này chúng tôi xây dựng 02 bảng hỏi dành cho CBQL, GV và dành cho sinh viên (Phụ lục 1).

- Bảng hỏi 1 dành cho cán bộ quản lí và giảng viên có nội dung chính gồm 3 phần: Phần 1 (từ câu 1 đến câu 4): khảo sát về thực trạng hoạt động đào tạo; Phần 2 (từ câu 1 đến câu 5): Khảo sát về thực trạng quản lí hoạt động đào tạo

- Bảng hỏi 2 dành cho sinh viên gồm câu 1 đến câu 4 khảo sát về thực trạng hoạt động đào tạo

- Phương pháp phỏng vấn

- Sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn dành cho CBQL gồm các nội dung về những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lí hoạt động đào tạo tại trường, biện pháp khắc phục những khó khăn đã nêu, nội dung quản lí nào cần được cải tiến và nội dung nào cần được bổ sung, Đề xuất một số biện pháp để cải tiến công tác quản lí hoạt động đào tạo ở Trường đối với các cấp quản lí.

- Bảng câu hỏi phỏng vấn dành cho GV gồm các nội dung về: Kế hoạch đào tạo/Kế hoạch giảng dạy hàng năm của Nhà trường/Khoa đến giảng viên; chương trình đào tạo của Khoa mà GV công tác; Cách thức Ban chủ nhiệm khoa theo dõi, đôn đốc,

kiểm tra tiến độ thực hiện hoạt động giảng dạy của giảng viên; Đánh giá về hình thức tổ chức, phương pháp kiểm tra, đánh giá hiện nay của Trường? Việc tổ chức, hoặc tạo điều kiện cho giảng viên tham gia các khóa bồi dưỡng, các buổi hội thảo về đổi mới phương pháp giảng dạy của Nhà trường, các điều kiện, môi trường phục vụ cho hoạt động đào tạo của Trường.

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

Dựa trên các văn bản về chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, bảng điểm, thống kê giờ dạy, các phiếu khảo sát, đánh giá kết quả khóa học, đánh giá giảng viên... tại Trường ĐH TN&MT TP.HCM. Từ đó, phân tích, đánh giá hoạt động đào tạo và quản lí hoạt động đào tạo tại Trường ĐH TN&MT TP.HCM.

- Phương pháp thống kê toán học

Sau khi thu phiếu khảo sát, tác giả dùng phần mềm SPSS version 22 (Statistical Package for the Social Sciences) để xử lý số liệu nhằm tìm ra thực trạng quản lí hoạt động đào tạo ở Trường ĐH TN&MT TP.HCM. Trên cơ sở đó, người nghiên cứu nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động đào tạo tại Trường.

Sử dung các phép thông kê mô tả: Tần số, tỉ lệ, điểm trung bình và độ lệch chuẩn. Phân tích độ tin cậy của thang đo bằng Alpha. Sử dụng các phép kiểm định: So sánh điểm trung bình giữa hai đối tượng là cán bộ quản lí và giảng viên bằng kiểm định Independent sample T-Test.

- Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Kiểm định Cronbach’s Alpha là kiểm định nhằm phân tích, đánh giá độ tin cậy của thang đo. Mục đích của kiểm định này là tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không. Giá trị đóng góp nhiều hay ít được phản ánh thông qua hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation. Qua đó, cho phép loại bỏ những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu. Tiêu chuẩn để chấp nhận các biến: Những biến có chỉ số tương quan biến tổng phù hợp (Corrected Item – Total Correlation) từ 0,3 trở lên; Các hệ số Cronbach’s Alpha của các biến phải từ 0,8 trở lên gần đến 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là

có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Bảng tổng hợp kết quả kiểm định được trình bày như sau:

Bảng 2.2. Bảng tổng hợp kết quả kiểm định TT Biến độc lập và biến phụ thuộc Số biến quan sát Hệ số Cronbach’ Alpha Hệ số Cronbach’ Alpha nếu loại bỏ biến lớn nhất Hệ số Cronbach’ Alpha nếu loại bỏ biến nhỏ nhất

1 Đánh giá về mục tiêu, yêu cầu

đào tạo trình độ đại học 15 ,786 ,766 ,420 2 Đánh giá về thực hiện nội

dung CTĐT trình độ đại học 9 ,643 ,788 ,412

3

Đánh giá về thực hiện hình thức tổ chức và phương pháp đào tạo trình độ đại học

14 ,688 ,812 ,399

4

Đánh giá về thực hiện yêu cầu đối với việc kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo

11 ,662 ,810 ,425

5 Đánh giá về việc quản lí kế

hoạch, chương trình đào tạo 8 ,769 ,924 ,571

6

Đánh giá về việc quản lí hoạt động giảng dạy của giảng viên

9 ,758 ,869 ,533

7 Đánh giá về việc quản lí hoạt

động học của sinh viên 8 ,677 ,829 ,467

8

Đánh giá về việc quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

9 Đánh giá về việc quản lí các

điều kiện, môi trường đào tạo 5 ,733 ,838 ,532

10

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố hạn chế đến quản lí hoạt động đào tạo

10 ,671 ,655 ,475

11 Mức độ cần thiết về các biện

pháp quản lí HĐĐT 36 ,961 ,827 ,591

12 Mức độ khả thi về các biện

pháp quản lí HĐĐT 36 ,961 ,852 ,568

Bảng 2.2 cho thấy, tất cả các hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,6 đồng thời các chỉ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3, do đó thang đo của các biến trong mô hình đã đạt tiêu chuẩn và đảm bảo độ tin cậy để đi vào các bước phân tích số liệu và tiến hành các kiểm định cần thiết.

- Quy ước xử lý số liệu

- Về điểm trung bình (ĐTB): điểm số của các câu hỏi được quy đổi theo thang bậc 4 ứng với các mức độ. Trong đó, thấp nhất là 1, cao nhất là 4, chia đều thang đo là 4 mức, theo đó có các thang điểm như sau:

Điểm trung bình (ĐTB) Kết quả thực hiện Mức độ ảnh hưởng Mức độ cần thiết Mức độ khả thi

1,00 – 1,75 Yếu Không hạn chế Không cần thiết Không khả thi 1,76 – 2,50 Trung bình Ít hạn chế Ít cần thiết Ít khả thi 2,51 – 3,25 Khá Hạn chế nhiều Cần thiết Khả thi 3,26 – 4,00 Tốt Hạn chế rất

nhiều Rất cần thiết Rất khả thi - Về xử lý số liệu phỏng vấn: Mã hóa số liệu phỏng vấn của 6 CBQL theo thứ tự từ CBQL 1 đến CBQL 6; 2 GV theo thứ tự là GV 1 và GV 2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)