Quản lí kế hoạch, chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh (Trang 72 - 80)

Để khảo sát thực trạng quản lí kế hoạch, chương trình đào tạo trình độ đại học ở Trường, chúng tôi đưa ra 8 nội dung cơ bản và tiến hành khảo sát trên hai nhóm đối tượng. Kết quả khảo sát thể hiện ở Bảng 2.9.

Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL, GV về kết quả thực hiện quản lí kế hoạch, chương trình đào tạo

TT Nội dung

Giảng viên CBQL

Sig * ĐTB ĐCL TH ĐTB ĐCL TH

1

Phòng Đào tạo (P.ĐT) phối hợp với các Khoa/Bộ môn tổ chức phát triển CTĐT theo chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành

3,21 ,579 3 3,44 ,500 1 ,002

2 BCN khoa chỉ đạo việc biên soạn đề

cương chi tiết học phần 3,24 ,596 2 3,17 ,504 4 ,316

3

P.ĐT phối hợp với các Khoa/Phòng xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm và quy chế giảng viên của nhà trường

3,32 ,691 1 3,17 ,605 4 ,059

4 P.ĐT ban hành, phổ biến kế hoạch đào

tạo và quy chế chuyên môn đến GV 3,03 ,670 5 3,39 ,595 2 ,000

5

P. ĐT phối hợp với các Khoa để xây dựng kế hoạch giảng dạy (Thời khóa biểu) cho từng học kỳ và năm học

3,18 ,698 4 3,39 ,683 2 ,021

6

Ban chủ nhiệm (BCN) Khoa chỉ đạo Tổ trưởng bộ môn (TTBM) lập kế hoạch giảng dạy của tổ chuyên môn

2,16 ,931 8 2,17 ,692 6 ,944

7 TTBM tổ chức, hướng dẫn GV xây

TT Nội dung Giảng viên CBQL Sig * ĐTB ĐCL TH ĐTB ĐCL TH

8 BCN khoa duyệt kế hoạch dạy học của

tổ môn và GV 2,19 ,920 7 1,94 ,918 7 ,040

Điểm trung bình chung 2,90 2,82

Từ kết quả khảo sát ở Bảng 2.9 cho thấy công tác quản lí kế hoạch, chương trình đào tạo trình độ đại học được đánh giá ở mức “khá” với điểm trung bình chung của CBQL=2,82; GV=2,90. Tuy nhiên độ lệch chuẩn khi đánh giá các nội dung quản lí kế hoạch, chương trình đào tạo của CBQL và GV không đồng đều, chứng tỏ các đánh giá của các nhóm đối tượng phân tán, rời rạc không tập trung ở một mức nào.

Những nội dung được cả CBQL và GV đồng tình đánh giá ở mức “khá” bao gồm: “BCN khoa chỉ đạo việc biên soạn đề cương chi tiết học phần”“P.ĐT phối hợp với các Khoa/Phòng xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm và quy chế giảng viên của nhà trường” với điểm trung bình từ 3,17 đến 3,32. Tiếp đến là những nội dung được đánh giá ở mức “trung bình” là: “Ban chủ nhiệm (BCN) Khoa chỉ đạo Tổ trưởng bộ môn (TTBM) lập kế hoạch giảng dạy của tổ chuyên môn”“BCN khoa duyệt kế hoạch dạy học của tổ môn và GV” với điểm trung bình từ 1,94 đến 2,19.

Tuy nhiên, có sự khác biệt trong đánh giá giữa CBQL và GV ở những nội dung:

“Phòng Đào tạo (P.ĐT) phối hợp với các Khoa/Bộ môn tổ chức phát triển CTĐT theo chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành” (CBQL=3,44; GV=3,21); “P.ĐT ban hành, phổ biến kế hoạch đào tạo và quy chế chuyên môn đến GV” (CBQL=3,39; GV=3,03); “P. ĐT phối hợp với các Khoa để xây dựng kế hoạch giảng dạy (Thời khóa biểu) cho từng học kỳ và năm học” (CBQL=3,39; GV=3,18); “TTBM tổ chức, hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch giảng dạy các học phần” (CBQL=1,94; GV=2,19). Độ lệch chuẩn trong các đánh giá của GV và CBQL hầu hết đều nằm ở mức ,500 đến ,931 chứng tỏ có sự phân tán khá cao trong các mức độ trả lời đối với từng nội dung.

Kết quả cho thấy công tác quản lí kế hoạch, chương trình đào tạo tại trường được thực hiện khá nghiêm túc, đầy đủ; riêng công tác chỉ đạo cho Tổ bộ môn, giảng viên lập kế hoạch giảng dạy cũng như việc phê duyệt kế hoạch giảng dạy của từng Tổ môn và giảng viên chưa được quan tâm, chú trọng, đây cũng là phần nội dung Nhà

trường cần lưu ý để nâng cao chất lượng quản lí kế hoạch giảng dạy của Khoa/Bộ môn/Giảng viên nói riêng và kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo của Trường nói chung.

Qua kết quả phỏng vấn CBQL1 cho biết: “Phòng Đào tạo đã lập kế hoạch đào tạo hàng năm của nhà trường và triển khai về các Khoa, nhưng đa số các Khoa chỉ căn cứ vào kế hoạch chung để tổ chức giảng dạy chứ chưa chú trọng đến việc lập kế hoạch giảng dạy theo từng tuần/tháng/học kỳ/năm học đối với từng Tổ bộ môn và đối với từng học phần”. Bên cạnh đó CBQL5 cho biết ý kiến như sau: “Để quản lí tốt công tác giảng dạy thì nên phát huy vai trò của Trưởng Bộ môn vì họ là người chịu trách nhiệm quản lí trực tiếp việc giảng dạy các học phần do bộ môn mình phụ trách”.

Để so sánh sự khác biệt của giá trị trung bình 2 đối tượng là GV và CBQL, đề tài tiến hành kiểm định Independent Sample T-Test. Kết quả cho thấy, có các nội dung cho giá trị sig <.05 là “Phòng Đào tạo (P.ĐT) phối hợp với các Khoa/Bộ môn tổ chức phát triển CTĐT theo chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành”; “P.ĐT ban hành, phổ biến kế hoạch đào tạo và quy chế chuyên môn đến GV” “TTBM tổ chức, hướng dẫn GV xây dựng KH giảng dạy các học phần”, có thể kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 đối tượng. Tuy nhiên, hầu hết các nội dung còn lại có giá trị sig>,05, kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 đối tượng.

2.4.2. Quản lí hoạt động dạy giảng viên

Công tác quản lí hoạt động giảng dạy của giảng viên ở Trường, được giao trực tiếp cho các Khoa/Bộ môn trực tiếp quản lí. Để đánh giá công tác quản lí hoạt động giảng dạy của giảng viên, người nghiên cứu đưa ra 9 nội dung khảo sát, kết quả khảo sát thể hiện ở Bảng 2.10

Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL, GV về kết quả thực hiện công tác quản lí hoạt động giảng dạy của giảng viên

TT Nội dung Giảng viên CBQL Sig *

ĐTB ĐCL TH ĐTB ĐCL TH

1

BCN khoa nắm vững tình hình đội ngũ GV, xác định quy trình phân công giảng dạy phù hợp

3,39 ,568 3 3,44 ,500 2 ,477

2

BCN khoa chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc thời khóa biểu (TKB), ra vào lớp đúng giờ

3,44 ,537 2 3,67 ,475 1 ,001

3 Quản lí giờ dạy của GV thông qua

TKB, kế hoạch giảng dạy, sổ đầu bài 3,32 ,585 4 3,28 ,562 4 ,618

4

P. ĐT và bộ phận Thanh tra giáo dục (TTGD) phối hợp với Khoa quản lí việc báo nghỉ, sắp xếp dạy thế hoặc dạy bù khi GV vắng mặt

3,47 ,618 1 3,44 ,500 2 ,689

5 BCN khoa xây dựng và phổ biến tiêu

chuẩn giờ lên lớp cho GV 3,03 ,802 5 3,00 ,581 5 ,708 6 BCN khoa tổ chức dự giờ và phân tích

giờ dạy của GV 2,36 ,801 7 2,28 ,451 8 ,263 7 BCN khoa chỉ đạo GV đổi mới phương

pháp dạy học 2,13 ,816 8 2,44 ,500 7 ,000

8 BCN khoa tổ chức, hướng dẫn sinh

hoạt tổ chuyên môn 2,69 ,732 6 2,83 ,504 6 ,049 9 BCN khoa tổ chức bồi dưỡng chuyên

môn, nghiệp vụ cho GV 2,04 ,900 9 2,22 ,716 9 ,067

Điểm trung bình chung 2,87 2,95

Từ kết quả khảo sát ở Bảng 2.10 cho thấy có 7/9 nội dung của công tác quản lí hoạt động giảng dạy của giảng viên được cả CBQL và GV đánh giá có kết quả thực hiện “khᔓtốt” với điểm trung bình chung của CBQL=2,95; GV=2,87.

Đánh giá cụ thể từng nội dung, có thể thấy những nội dung được đánh giá ở mức “tốt” có điểm trung bình từ 3,28 đến 3,47 và xếp thứ hạng cao gồm: “BCN khoa nắm vững tình hình đội ngũ GV, xác định quy trình phân công giảng dạy phù hợp”; “BCN khoa chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc thời khóa biểu (TKB), ra vào lớp đúng

giờ”; “Quản lí giờ dạy của GV thông qua TKB, kế hoạch giảng dạy, sổ đầu bài”; “P. ĐT và bộ phận thanh tra giáo dục phối hợp với Khoa quản lí việc báo nghỉ, sắp xếp dạy thế hoặc dạy bù khi GV vắng mặt”. Những nội dung như “BCN khoa xây dựng và phổ biến tiêu chuẩn giờlên lớp cho GV”; “BCN khoa tổ chức, hướng dẫn sinh hoạt tổ chuyên môn” được đánh giá ở mức “khá” với điểm trung bình chung từ 2,69 đến 3,03. Những nội dung quản lí còn lại chỉ được đánh giá ở mức “trung bình”

với điểm số từ 2,04 đến 2,44 có: “BCN khoa tổ chức dự giờ và phân tích giờ dạy của GV”; “BCN khoa chỉ đạo GV đổi mới phương pháp dạy học” “BCN khoa tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV”. Độ lệch chuẩn trong các đánh giá của GV và CBQL hầu hết đều nằm ở mức ,500 đến ,900 chứng tỏ có sự phân tán khá cao trong các mức độ trả lời đối với từng nội dung.

Qua kết quả phỏng vấn sâu một số CBQL, GV ở một số phòng, khoa, bộ môn về việc Quản lí hoạt động giảng dạy của giảng viên ở Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM, chúng tôi tổng hợp được những ý kiến đánh giá như sau:

-Ý kiến của CBQL1“Nên đổi mới công tác quản lí quản lí hoạt động đào tạo theo hướng phân cấp về cho các Khoa, các Tổ bộ môn. Cần xây dựng hệ thống văn bản quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của các phòng, các khoa trong công tác quản lí hoạt động đào tạo”

-Ý kiến của CBQL2: “Để nâng cao chất lượng giảng dạy của GV, các Khoa, các Tổ bộ môn nên có kế hoạch cụ thể về hoạt động dự giờ, xây dựng tiêu chí đánh giá về nội dung, phương pháp, hình thức giảng dạy của GV”

-Ý kiến của GV1: “Nhà trường cần phân công giảng dạy hợp lý. Vì hiện nay việc phân công giảng dạy vẫn còn mang tính dàn trải, GV có học hàm học vị cao và GV trẻ cùng nhận nhiệm vụ lên lớp như nhau”

-Ý kiến của GV2:“Hiện nay Khoa chưa tổ chức bồi dưỡng cho GV về đổi mới hoạt động giảng dạy cũng như những nghiệp vụ chuyên môn cần thiết để đáp ứng cho yêu cầu đổi mới đó”

Kết quả khảo sát cho thấy công tác quản lí hoạt động giảng dạy của giảng viên ở Trường vẫn còn tồn tại một số bất cập trong việc quản lí tổ chức dự giờ, chỉ đạo giảng viên đổi mới phương pháp dạy học, cũng như việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp

vụ cho giảng viên. Để có thể nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên, Nhà trường cần có những biện pháp quản lí tốt hoạt động này như khuyến khích giảng viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tổ chức dự giờ để kịp thời nắm bắt thực trạng và điều chỉnh hoạt động giảng dạy của giảng viên.

Để so sánh sự khác biệt của giá trị trung bình 2 đối tượng là GV và CBQL, đề tài tiến hành kiểm định Independent Sample T-Test. Kết quả cho thấy, có các nội dung cho giá trị sig <,05 là “BCN khoa chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc thời khóa biểu, ra vào lớp đúng giờ” “BCN khoa chỉ đạo GV đổi mới phương pháp dạy học”, có thể kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 đối tượng. Tuy nhiên, hầu hết các nội dung còn lại có giá trị sig>,05, kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 đối tượng.

2.4.3. Quản lí hoạt động học của sinh viên

Công tác quản lí hoạt động học tập của sinh viên tại Trường được phân thành nhiều cấp quản lí, mỗi cấp quản lí có nhiệm vụ khác nhau như: các Phòng/Ban; Khoa/Bộ môn; GV; CVHT. Để đánh giá công tác quản lí hoạt động học của sinh viên chúng tôi đưa ra 8 nội dung đánh giá, kết quả khảo sát thể hiện ở Bảng 2.11.

Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL, GV về kết quả thực hiện công tác quản lí hoạt động học tập của sinh viên

TT Nội dung Giảng viên CBQL Sig *

ĐTB ĐCL TH ĐTB ĐCL TH

1

BGH chỉ đạo P. ĐT tạo phối hợp với P. CTSV và các Khoa để phổ biến cho sinh viên về: quy chế đào tạo, CTĐT, quy chế đánh giá rèn luyện

3,11 ,500 1 3,39 ,491 1 ,000

2

P. CTSV phối hợp với Khoa và CVHT theo dõi việc học tập trên lớp của sinh viên

1,87 ,833 8 1,72 ,809 8 ,176

3 BCN Khoa chỉ đạo GV hướng dẫn sinh

viên tự học, tự nghiên cứu 2,52 ,646 4 1,78 ,716 7 ,000

4

BCN Khoa chỉ đạo GVCN/CVHT hướng dẫn sinh viên xây dựng mục tiêu và kế hoạch học tập, NCKH

2,57 ,685 3 1,94 ,854 6 ,000

5

P.CTSV thực hiện và giải quyết đầy đủ chế độ chính sách đối với SV; đề xuất khen thưởng, kỷ luật sinh viên

3,09 ,616 2 3,17 ,605 2 ,324

6

P.KHCN phối với với các Khoa triển khai công tác NCKH hàng năm cho sinh viên

2,30 ,460 6 2,39 ,491 3 ,177

7

Ban GH chỉ đạo các tổ chức Đoàn thể phát động các phong trào thi đua trong học tập và rèn luyện cho sinh viên

2,49 ,514 5 2,33 ,581 4 ,025

8

BCN khoa phân công GV theo dõi, giúp đỡ những sinh viên đặc biệt (yếu, có hoàn cảnh khó khăn…)

1,88 ,792 7 2,22 ,419 5 ,000

Kết quả khảo sát trình bày ở Bảng 2.11 cho thấy, việc quản lí hoạt động học tập của sinh viên chỉ được đánh giá ở mức “trung bình” với điểm trung bình chung của CBQL=2,36; GV=2,47. Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt trong đánh giá của CBQL và GV và giữa các nội dung được đánh giá, phân tích cụ thể:

Nội dung “BGH chỉ đạo Phòng Đào tạo phối hợp với phòng CTSV và các Khoa để phổ biến cho sinh viên về: quy chế đào tạo, chương trình đào tạo, quy chế đánh giá rèn luyện” tuy được đánh giá cao và xếp ở bậc 1 nhưng vẫn có sự khác biệt trong đánh giá khi CBQL đánh giá ở mức “tốt” (ĐTB=3,39), trong khi GV chỉ đánh giá ở mức “khá” (ĐTB=3,11). Tiếp đến là nội dung “Phòng CTSV thực hiện và giải quyết đầy đủ chế độ chính sách đối với sinh viên; đề xuất khen thưởng, kỷ luật sinh viên”

được cả CBQL và GV đánh giá ở mức “khá” (CBQL=3,17; GV=3,09). Các nội dung chỉ được đánh giá ở mức “trung bình” có điểm trung bình từ 1,88 đến 2,49 gồm:

“Phòng KHCN phối với với các Khoa triển khai công tác NCKH hàng năm cho sinh viên”, “Ban GH chỉ đạo các tổ chức Đoàn thể phát động các phong trào thi đua trong học tập và rèn luyện cho sinh viên” “BCN khoa phân công GV theo dõi, giúp đỡ những sinh viên đặc biệt”. Riêng các nội dung có sự khác biệt trong đánh giá trong khi CBQL chỉ đánh giá ở mức “trung bình” thì GV lại đánh giá ở mức “khá”

gồm: “BCN Khoa chỉ đạo GV hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu”

(CBQL=1,78; GV=2,52); “BCN Khoa chỉ đạo GVCN/CVHT hướng dẫn sinh viên xây dựng mục tiêu và kế hoạch học tập, NCKH” (CBQL=1,94; GV=2,57). Nội dung còn lại là “P. CTSV phối hợp với Khoa và cố vấn học tập theo dõi việc học tập trên lớp của sinh viên” bị xếp thứ hạng thấp nhất và bị CBQL đánh giá ở mức “yếu”

(ĐTB=1,78); GV đánh giá ở mức “trung bình” (ĐTB=1,87). Độ lệch chuẩn các đánh giá của GV và CBQL hầu hết đều nằm ở mức ,514 đến ,833 chứng tỏ có sự phân tán khá cao trong các mức độ trả lời đối với từng nội dung. Chỉ có nội dung “BGH chỉ đạo Phòng Đào tạo phối hợp với phòng CTSV và các Khoa để phổ biến cho sinh viên về: quy chế đào tạo, chương trình đào tạo, quy chế đánh giá rèn luyện” có độ lệch chuẩn thấp (GV=,500; CBQL=,491), dựa vào điểm trung bình được đánh giá có thể thấy các mức độ đánh giá chủ yếu tập trung ở mức “khá” “tốt”.

Qua kết quả phỏng vấn CBQL3 cho biết: “Phần lớn sinh viên vẫn chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc xây dựng mục tiêu, kế hoạch học tập, chưa có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)