Biện pháp 5: Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh (Trang 102 - 105)

hướng phát triển năng lực

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Kiểm tra đánh giá là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học và có thể nói kiểm tra đánh giá là động lực để thúc đẩy sự đổi mới quá trình dạy và học. Đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy các quá trình khác như đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới quản lí…. Nếu thực hiện được việc kiểm tra đánh giá hướng vào đánh giá quá trình, giúp phát triển năng lực người học, thì lúc đó quá trình dạy học trở nên tích cực hơn rất nhiều. Về bản chất đánh giá năng lực cũng phải thông qua đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ của người học trong các loại tình huống phức tạp khác nhau.

Công khai hóa các nhận định về năng lực, kết quả học tập của mỗi cá nhân và của tập thể, tạo cơ hội cho sinh viên có kĩ năng tự đánh giá, giúp sinh viên nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên và thúc đẩy việc học tập ngày một tốt hơn; giúp GV có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình, tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Một là, thay đổi nhận thức của GV, sinh viên về KTĐG theo hướng phát triển năng lực. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của GV và sinh viên trong công tác KTĐG kết quả học tập. Quán triệt định hướng để GV và sinh viên hiểu được đánh giá theo hướng phát triển năng lực không chỉ tập trung vào kiến thức SV đã tích lũy được mà chủ yếu là đánh giá khả năng vận dụng các kiến thức đó để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Từ đó, GV và sinh viên tìm tòi và lựa chọn phương pháp dạy và học thích hợp. Tổ chức các buổi tập huấn nhằm nâng cao nhận thức của CBQL, GV và hướng dẫn GV triển khai đến sinh viên thông qua các buổi sinh hoạt, các giờ học trên lớp…

Hai là, xây dựng kế hoạch và chương trình bồi dưỡng cho GV các kỹ năng, hình thức đánh giá; đa dạng hóa các hình thức. Đánh là một khoa học, đánh giá đòi hỏi người GV phải có kỹ năng, kiến thức, làm chủ được quá trình đánh giá và phải sử dụng nhiều công cụ, nhiều phương pháp, nhiều hình thức đánh giá khác nhau để đánh giá. Phương pháp đánh giá càng đa dạng thì mức độ chính xác trong đánh giá càng cao vì phản ánh khách quan tốt hơn. Và trong quá trình đánh giá như vậy, bản thân GV sẽ nâng cao được năng lực dạy học nói chung, năng lực đánh giá học sinh nói riêng. Tập trung bồi dưỡng GV các các phương pháp, kỹ thuật, hình thức đánh giá mới. Thay vì chỉ thi tự luận hoặc trắc nghiệm nên tăng cường hình thức vấn đáp, trình bày dự án, sản phẩm nghiên cứu, bài tập lớn... Để thực hiện biện pháp này cần thực hiện: Thành lập nhóm nghiên cứu các vấn đề về đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực (có thể mời hoặc tham khảo ý kiến những chuyên gia trong lĩnh vực này); Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và chương trình bồi dưỡng; Tổ chức tập huấn, trao đổi, thảo luận ở các cấp nhóm/tổ chuyên môn/cấp

trường; Kiểm tra, đánh giá điều chỉnh kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; Sơ, tổng kết về việc thực hiện để có hình thức khen thưởng, phê bình…

Ba là, ra đề thi phải đảm bảo phát huy khả năng vận dụng, sáng tạo và phân hóa được trình độ sinh viên. Từng bước thay đổi thói quen của GV, hướng dẫn họ cách thức ra đề thi, kiểm tra theo kiểu mở, theo cách tiếp cận năng lực, tránh khuôn vào những kiểu, dạng nhất định nhằm đáp ứng các kỳ thi. Nội dung của đề thi phải hướng về hiểu biết thực tế và vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết những vấn đề do cuộc sống đặt ra. Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi đánh giá người học ở 4 mức độ: nhận biết; thông hiểu; vận dụng; vận dụng cao. Các khoa chuyên môn cần tập trung xây dựng ngân hàng đề thi căn cứ vào mục tiêu của từng học phần. Các hình thức thi kết thúc học phần cũng như KTĐG thường xuyên cần được công bố công khai cho sinh viên trong đề cương chi tiết học phần.

Bốn là, áp dụng đa dạng các phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp với từng nội dung, môn học. Đặc biệt là chuyển từ đánh giá chú trọng đến kiến thức sinh viên nắm được sang đánh giá quá trình, cách thức sinh viên nắm được kiến thức đó như thế nào, chú trọng đến kỹ năng cơ bản, năng lực cá nhân. KTĐG nhằm hướng đến 4 yếu tố: Phát triển toàn diện học sinh; Cá biệt hóa giáo dục; Dân chủ hóa giáo dục; Thực dụng hóa giáo dục. Chỉ đạo GV áp dụng đa dạng các phương pháp đánh giá, bên cạnh các phương pháp truyền thống thì cần áp dụng các phương pháp mới nhằm đánh giá việc vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ của sinh viên vào những tình huống cụ thể hoặc những tình huống gắn với thực tiễn như: quan sát, trao đổi, trình diễn, đánh giá sản phẩm của dự án, đánh giá các tình huống thực tế…

Năm là, tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo về kiểm tra đánh giá KQHT theo hướng phát triển năng lực để tạo điều kiện cho GV tiếp cận và nâng cao kỹ thuật và phương pháp ra đề thi. Để đạt được hiểu quả cao thì Nhà trường cần chú trọng đến nội dung các chuyên đề tổ chức tập huấn, hội thảo; cần cân đối giữa lý thuyết và thực hành để GV có thể áp dụng những kiến thức có được vào thực tế giảng dạy của mình. Bên cạnh đó, Nhà trường cần quản lí tốt kết quả của hoạt động tập huấn, bồi dưỡng thông qua dự giờ, sinh hoạt tổ môn…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh (Trang 102 - 105)