Thực trạng mục tiêu, yêu cầu đào tạo trình độ đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 61)

Mục tiêu đào tạo là yếu tố quyết định đến chất lượng của quá trình đào tạo. Mục tiêu đặt ra đúng đắn, phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội thì chất lượng của quá trình đào tạo sẽ được nâng cao. Đánh giá về mục tiêu đào tạo tại Trường ĐH TN&MT TP.HCM được thể hiện ở Bảng 2.3.

Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL, GV về mục tiêu, yêu cầu đào tạo trình độ đại học ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM

TT Mục tiêu và yêu cầu đào tạo Giảng viên CBQL Sig*

ĐTB ĐCL TH ĐTB ĐCL TH

I Mục tiêu chung 3,10 3,03

1

Đào tạo sinh viên có đạo đức, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực tài nguyên – môi trường

3,26 ,470 1 3,06 ,231 1 ,000

2 Đáp ứng yêu cầu nhân lực của xã

hội trong lĩnh vực TN-MT 2,95 ,597 2 3,00 ,475 2 ,496 II Mục tiêu cụ thể 2.1 Kiến thức 2,58 2,57 2.1. 1 Có kiến thức về chính trị, xã hội,

hiểu biết về Pháp luật 3,08 ,749 1 2,78 ,791 2 ,003

2.1. 2

Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên và cơ sở kỹ thuật phù hợp với ngành được ĐT trong lĩnh vực tài nguyên – môi trường

2,68 ,549 2 2,83 ,605 1 ,039

2.1. 3

Có kiến thức, hiểu biết sâu rộng về kiến thức nhóm ngành, kiến thức cơ sở chung và kiến thức chuyên

TT Mục tiêu và yêu cầu đào tạo Giảng viên CBQL Sig* ĐTB ĐCL TH ĐTB ĐCL TH

sâu về các chuyên ngành trong lĩnh vực tài nguyên – môi trường 2.1.

4

Có đủ trình độ ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu việc làm và học tập ở bậc sau đại học. 2.11 ,432 4 2,06 ,528 4 ,383 2.2 Kỹ năng 2,48 2,46 2.2. 1 Có kỹ năng độc lập và tự chủ trong việc giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn; 2,82 ,594 1 2,78 ,537 1 ,619 2.2. 2 Có khả năng phân tích, tổng hợp và vận dụng các kiến thức đã tích luỹ trong quá trình học vào nghề nghiệp thực tế;

2,60 ,491 2 2,61 ,595 2 ,891

2.2. 3

Có kỹ năng linh hoạt trong xử lý tình huống và kỹ năng giải quyết vấn đề thuộc lĩnh vực TN-MT

2,37 ,484 4 2,50 ,504 3 ,054

2.2. 4

Có khả năng giao tiếp, thuyết trình, thảo luận, làm việc độc lập và theo nhóm;

2,43 ,705 3 2,33 ,751 4 ,302

2.2. 5

Có khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học trong nghiên cứu ứng dụng các lĩnh vực chuyên môn. 2,18 ,442 5 2,11 ,316 5 ,149 2.3 Thái độ 3,15 3,11 2.3. 1 Có phẩm chất, đạo đức cá nhân, ý thức nghề nghiệp; làm tròn trách nhiệm của công dân;

TT Mục tiêu và yêu cầu đào tạo Giảng viên CBQL Sig* ĐTB ĐCL TH ĐTB ĐCL TH

2.3. 2

Có tác phong làm việc công nghiệp, hợp tác, thân thiện phục vụ cộng đồng;

2,94 ,584 3 2,89 ,461 3 ,482

2.3. 3

Có ý thức cập nhật kiến thức, học tập nâng cao trình độ, sáng tạo trong công việc.

2,80 ,672 4 2,72 ,562 4 ,353

2.3. 4

Chấp hành nghiêm túc pháp luật của Nhà nước và quy định của nơi làm việc.

3,58 ,535 1 3,61 ,491 1 ,689

Bảng 2.3 cho thấy, đánh giá mục tiêu đào tạo gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Trong đó, mục tiêu cụ thể được đánh giá trên các nội dung về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Phân tích cụ thể từng nội dung như sau: Mục tiêu chung được đánh giá ở mức “khá” với điểm trung bình của CBQL=3,03 và GV=3,10. Đánh giá mục tiêu cụ thể được tiến hành với các nội dung như:

Mục tiêu kiến thức: Cả CBQL và GV đều đánh giá mục tiêu kiến thức ở mức

“khá” với điểm trung bình chung của CBQL=2,57 và GV=2,58. Đánh giá cụ thể từng nội dung có thể thấy các nội dung Có kiến thức về chính trị, xã hội, hiểu biết về Pháp luật; Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên và cơ sở kỹ thuật phù hợp với ngành được đào tạo trong lĩnh vực tài nguyên – môi trường được CBQL và GV đánh giá ở mức “khá” với điểm trung bình từ 2,68 đến 3,08. Riêng mục tiêu “Có kiến thức, hiểu biết sâu rộng về kiến thức nhóm ngành, kiến thức cơ sở chung và kiến thức chuyên sâu về các chuyên ngành trong lĩnh vực tài nguyên – môi trường” thì có sự khác biệt trong đánh giá khi CBQL đánh giá ở mức “khá” (ĐTB=2,61), trong khi GV chỉ đánh giá ở mức “trung bình” (ĐTB=2,46). Mục tiêu “Có đủ trình độ ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu việc làm và học tập ở bậc sau đại học” bị đánh giá ở mức

“trung bình” (CBQL=2,06; GV=2,11).

Đối với mục tiêu kỹ năng: Điểm trung bình chung của CBQL và GV khi đánh giá về mục tiêu kỹ năng lần lượt là CBQL=2,47; GV=2,48. Tuy nhiên, có sự khác

biệt trong đánh giá từng kỹ năng cụ thể: Những kỹ năng được CBQL và GV đánh giá ở mức “khá” với điểm trung bình từ 2,60 đến 2,82, xếp ở bậc 1 và 2 gồm: Có kỹ năng độc lập và tự chủ trong việc giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn; Có khả năng phân tích, tổng hợp và vận dụng các kiến thức đã tích luỹ trong quá trình học vào nghề nghiệp thực tế. Những kỹ năng còn lại đều bị đánh giá ở mức “trung bình” với điểm số từ 2,11 đến 2,50 gồm: Có kỹ năng linh hoạt trong xử lý tình huống và kỹ năng giải quyết vấn đề thuộc lĩnh vực tài nguyên – môi trường; Có khả năng giao tiếp, thuyết trình, thảo luận, làm việc độc lập và theo nhóm; Có khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học trong nghiên cứu ứng dụng các lĩnh vực chuyên môn.

Đối với mục tiêu thái độ thì tất cả các nội dung đều được CQBL và GV đánh giá ở mức độ “khá” với điểm trung bình từ 2,72 đến 3,61.

Kết luận: Các mục tiêu kiến thức về khoa học cơ bản, chính trị và khối kiến thức cơ sở ngành được đánh giá khá cao. Tuy nhiên, các mục tiêu về kiến thức chuyên sâu của ngành, kiến thức thực hành nghề nghiệp, năng lực về ngoại ngữ, tin học bị đánh giá ở mức thấp. Tương tự mục tiêu về kỹ năng được đánh giá cao liên quan đến kỹ năng phục vụ cho hoạt đông nghề nghiệp như: Độc lập, tự chủ, giải quyết vấn đề trong nghề nghiệp; kỹ năng phân tích, tổng hợp, vận dụng kiến thức vào giải quyết các công việc trong thực tiễn. Mặc dù vậy, các kỹ năng mềm, kỹ năng bổ trợ về giao tiếp, làm việc nhóm, tin học, ngoại ngữ bị đánh giá thấp.

Những đánh giá ở trên là cơ sở quan trọng để nhà trường cần có các biện pháp trong việc xây dựng mục tiêu đào tạo một cách rõ ràng, khoa học; cần có sự tham gia của các bên liên quan trong việc xây dựng mục tiêu đào tạo; mục tiêu đào tạo cần công khai để sinh viên dễ dàng tiếp cận từ đó thiết lập mục tiêu học tập của bản thân; Nhà trường cần chú ý đến việc xây dựng chương trình đào tạo với các học phần rèn luyện kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tin học, ngoại ngữ. Ngoài ra cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hội nghị, hội thảo để tạo điều kiện cho sinh viên tham gia phát triển kỹ năng cần thiết.

Để so sánh sự khác biệt của giá trị trung bình 2 đối tượng là GV và CBQL, đề tài tiến hành kiểm định Independent Sample T-Test. Kết quả cho thấy, chỉ có nội dung

nguyên – môi trường”; “Có kiến thức, hiểu biết sâu rộng về kiến thức nhóm ngành, kiến thức cơ sở chung và kiến thức chuyên sâu về các chuyên ngành trong lĩnh vực tài nguyên – môi trường”“Có kiến thức về chính trị, xã hội, hiểu biết về Pháp luật” cho giá trị sig <,05, có thể kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 đối tượng. Tuy nhiên, hầu hết các nội dung còn lại có giá trị sig>,05, kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 đối tượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 61)