Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh (Trang 88 - 91)

Bảng 2.15. Đánh giá của CBQL, GV về các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lí hoạt động đào tạo ở trường ĐH TN&MT TP.HCM

TT Yếu tố Giảng viên CBQL Sig *

ĐTB ĐCL TH ĐTB ĐCL TH

1 Cơ sở pháp lý, cơ chế chính sách của Nhà

nước và của Bộ GD&ĐT về giáo dục ĐH 2,73 ,536 3 2,67 ,475 3 ,340 2 Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương 1,92 ,633 5 1,89 ,461 5 ,636

3 Sự phát triển của Giáo dục và Khoa học –

Công nghệ 2,82 ,541 2 3,00 ,475 1 ,007

4 Sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan

trong hoạt động đào tạo của nhà trường 3,06 ,647 1 2,94 ,625 2 ,177 5 Hợp tác quốc tế trong đào tạo 2,47 ,553 4 2,56 ,603 4 ,243

Điểm trung bình chung 2,60 2,61

Bảng 2.15 cho thấy, các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lí hoạt động đào tạo đưa ra được cả CBQL và GV đánh giá ở mức “hạn chế nhiều” với điểm trung bình chung của CBQL=2,61; GV=2,60.

Theo ý kiến của CBQL và GV các yếu tố được đánh giá ở mức “hạn chế nhiều”

bao gồm: Cơ sở pháp lý, cơ chế chính sách của Nhà nước và của Bộ GD-ĐT về giáo dục đại học; Sự phát triển của Giáo dục và Khoa học – Công nghệ; Sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong hoạt động đào tạo của nhà trường. Chế định của Nhà nước

và Bộ GD&ĐT vừa là cơ sở pháp lý, vừa là định hướng để Trường lựa chọn, định hướng và điều chỉnh hoạt động đào tạo của mình. Bên cạnh đó, sự phát triển của Giáo dục và Khoa học – Công nghệ vừa mang tính thời đại, vừa là cơ hội và vừa là thách thức đối với giáo dục; nó đòi hỏi Nhà trường phải đổi mới nội dung chương trình, lựa chọn phương pháp và hình thức đào tạo phù hợp. Mặt khác, để thực hiện có hiệu quả công tác quản lí hoạt động đào tạo ở Trường thì cần phải tính đến sự phối hợp và thống nhất đồng bộ giữa các đơn vị có liên quan đến hoạt động này.

Cuối cùng là các yếu tố: “Hợp tác quốc tế trong đào tạo” được CBQL đánh giá là “hạn chế nhiều” (ĐTB=2,56), GV đánh giá là “ít hạn chế” (ĐTB=2,47); và yếu tố “Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương” được cả CBQL, GV đánh giá là “ít hạn chế” (CBQL=1,89; GV=1,92). Xu thế phát triển KT-XH buộc Nhà trường là phải đổi mới về tư duy, phương thức và cơ chế quản lí.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động đào tạo ở Trường và có thể theo kịp xu hướng phát triển của giáo dục trên thế giới thì bắt buộc nhà trường phải tăng cường liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục ngoài nước, triển khai áp dụng một số chương trình đào tạo tiên tiến của họ, thường xuyên cập nhật các nội dung tiên tiến của các giáo trình quốc tế cùng chuyên ngành…

Tiểu kết chương 2

Thực trạng quản lí hoạt động đào tạo ở trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đặt ra nhiều vấn đề cho các nhà quản lí. Nhà trường đã không ngừng phát triển về mọi mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực đào tạo như: xác định rõ sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu đào tạo; điều chỉnh chương trình đào tạo; phát triển đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên, kết quả khảo sát thực trạng quản lí hoạt động đào tạo ở trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh cho thấy bên cạnh những mặt đạt được thì vẫn còn tồn tại nhiều bất cập: Nội dung chương trình chưa cân đối, còn nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn; phương pháp giảng dạy còn chậm đổi mới, chưa thực sự phát huy được tính tích cực chủ động của sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học; đội ngũ giảng viên còn bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy - học chậm đổi mới, chưa đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập; hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa đa dạng, chưa đáp ứng được yêu cầu đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên. Những hạn chế này bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như: sự hướng dẫn, quy định, yêu cầu về lập kế hoạch giảng dạy; khả năng, trình độ lựa chọn và áp dụng đa dạng các phương pháp giảng dạy cũng như phương pháp kiểm tra đánh giá của GV; sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong hoạt động đào tạo; CSVC – KT phục vụ phục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập; sự quan tâm, khích lệ của cán bộ quản lí trong việc tạo điều kiện cho GV tham gia các lớp tập huấn, các hội thảo chuyên đề liên quan đến đổi mới hoạt động đào tạo, hoạt động kiểm tra, đánh giá; thái độ, nhận thức của sinh viên đối với hoạt động học tập. Chính vì vậy, tiếp tục đổi mới để khắc phục những hạn chế là đòi hỏi bức thiết trong giai đoạn hiện nay đối với Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở các lý luận đã nghien cứu ở chû ̛ơng 1 và thực trạng đã chỉ ra ở chương 2, chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học chính quy tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian sắp đến.

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh (Trang 88 - 91)