Để khảo sát thực trạng quản lí điều kiện, môi trường đào tạo hiện tại của Trường, chúng tôi đưa ra 5 nội dung cơ bản và tiến hành khảo sát trên 2 nhóm đối tượng. Kết quả khảo sát thể hiện ở Bảng 2.13
Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL, GV về kết quả thực hiện công tác quản lí điều kiện môi trường đào tạo
TT Nội dung Giảng viên CBQL Sig *
ĐTB ĐCL TH ĐTB ĐCL TH
1
Khuyến khích GV khai thác, sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị, phương tiện dạy học hiện có
2
P. HC-QT, Trung tâm thông tin thư viện kịp thời giới thiệu cho GV các loại phương tiện dạy học và sách tham khảo mới
1,96 ,690 5 2,28 ,736 4 ,001
3
Lãnh đạo trường chỉ đạo Trung tâm thông tin thư viện phối hợp với các Khoa đảm bảo nguồn giáo trình và tài liệu tham khảo đa dạng cho sinh viên
2,19 ,622 4 2,50 ,839 3 ,005
4 Tổ chức các phong trào thi đua trong
đội ngũ CBQL, GV và sinh viên 2,29 ,551 3 2,28 ,451 4 ,867 5 Xây dựng MT sư phạm chuẩn mực 2,82 ,853 1 2,61 ,761 2 ,059
Điểm trung bình chung 2,40 2,47
Từ kết quả khảo sát ở Bảng 2.13 chúng tôi thấy công tác quản lí điều kiện môi trường đào tạo chỉ được CBQL và GV đánh giá ở mức “trung bình” với điểm trung bình chung của CBQL=2,47; GV=2,40.
Đánh giá cụ thể ở từng nội dung, có thể thấy những nội dung được đánh giá ở mức “khá” gồm: “Khuyến khích GV khai thác, sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị, phương tiện dạy học hiện có” và “Xây dựng môi trường sư phạm chuẩn mực” có điểm trung bình từ 2,61 đến 2,82. Các nội dung còn lại chỉ được đánh giá ở mức
“trung bình” có điểm trung bình từ 1,96 đến 2,29 bao gồm: “P. HC-QT, Trung tâm thông tin thư viện kịp thời giới thiệu cho GV các loại phương tiện dạy học và sách tham khảo mới”; “Lãnh đạo trường chỉ đạo Trung tâm thông tin thư viện phối hợp với các Khoa đảm bảo nguồn giáo trình và tài liệu tham khảo đa dạng cho sinh viên”
và “Tổ chức các phong trào thi đua trong đội ngũ CBQL, GV và sinh viên”. Độ lệch chuẩn trong các đánh giá của GV và CBQL hầu hết đều nằm ở mức ,551 đến ,853 chứng tỏ có sự phân tán khá cao trong các mức độ trả lời đối với từng nội dung.
Qua kết quả phỏng vấn sâu về thực trạng quản lí điều kiện, môi trường đào tạo tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, chúng tôi tổng hợp được một số ý kiến như sau:
CBQL1 cho biết: “Hiện nay, số lượng phòng học hiện có chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu về phòng học, số còn lại phải thuê tại một cơ sở bên ngoài”.
Ý kiến của CBQL2: “Hệ thống giảng đường chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy như: thiếu giảng đường lớn, bàn ghế trong các phòng học còn cố định chưa đáp ứng nhu cầu hoạt động nhóm”.
Ý kiến của CBQL5: “Hệ thống các phòng thực hành, thí nghiệm cho các chuyên ngành kỹ thuật chưa được đầu tư đúng mức, chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu của GV, sinh viên”.
Ý kiến của GV2:“Số lượng máy móc đo đạc chuyên ngành phục vụ cho hoạt động thực hành, thực tập của sinh viên còn nhiều hạn chế, thiếu cả về số lượng và chất lượng”.
Ý kiến của CBQL3: “Các phong trào phục vụ cho nhu cầu giao lưu, giải trí, học tập của sinh viên chưa thực sự phong phú, chưa phát huy được hết tính năng động, sáng tạo của sinh viên”.
Ý kiến của CBQL 1, 4, 5 và GV 1,2 cho biết: “Hệ thống tài liệu học tập, tham khảo chưa đa dạng, có rất ít tài liệu biên dịch hoặc nguyên bản của nước ngoài. Thư viện điện tử chưa hoàn thiện, số lượng phòng đọc phục vụ cho nhu cầu tự học, học nhóm còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu của sinh viên”.
Kết luận: Công tác quản lí điều kiện môi trường đào tạo của Trường chưa được đánh giá cao. Điều này cũng hoàn toàn đúng với thực tế hiện nay của Trường. Hiện tại, các phòng học chưa được trang bị đầy đủ các thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động dạy học; thư viện với nguồn giáo trình, sách tham khảo chưa đa dạng, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học về số lượng cũng như chất lượng hệ thống mạng thư viện on-line, số lượng máy tính và chỗ ngồi phục vụ truy cập internet… Bên cạnh đó, các phong trào thi đua trong giảng dạy, học tập còn hạn chế, chưa đa dạng. Trên đây cũng là những nội dung mà Nhà trường cần thay đổi để tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của sinh viên.
Để so sánh sự khác biệt của giá trị trung bình 2 đối tượng là GV và CBQL, đề tài tiến hành kiểm định Independent Sample T-Test. Kết quả cho thấy, các nội dung
“Phòng Hành chính – Quản trị, Trung tâm thông tin thư viện kịp thời giới thiệu cho GV các loại phương tiện dạy học và sách tham khảo mới”; “Lãnh đạo trường chỉ đạo Trung tâm thông tin thư viện phối hợp với các Khoa đảm bảo nguồn giáo trình và tài liệu tham khảo đa dạng cho sinh viên” cho giá trị sig <.05, có thể kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 đối tượng. Tuy nhiên, các nội dung còn lại có giá trị sig>.05, kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 đối tượng.