Kiểm tra, đánh giá công bằng, đúng thực chất kết quả học tập của sinh viên là yếu tố quan trọng để khuyến khích sinh viên phấn đấu học tập, rèn luyện; cũng như
là cơ sở để đánh giá kết quả giảng dạy của giảng viên và là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng đào tạo của Trường. Chúng tôi đã đưa ra 6 nội dung để đánh giá công tác quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập như Bảng 2.12
Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL, GV về kết quả thực hiện công tác quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
TT Nội dung Giảng viên CBQL Sig *
ĐTB ĐCL TH ĐTB ĐCL TH
1
BGH quán triệt nhận thức của CBQL và GV về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên
3,22 ,590 1 3,56 ,767 1 ,001
2
Phòng Khảo thí phối hợp với phòng Đào tạo xây dựng quy chế, quy định về kiểm tra, đánh giá KQHT
2,81 ,659 4 3,11 ,742 2 ,001
3
Phòng Khảo thí phối hợp với các Khoa/Bộ môn trong công tác biên soạn đề kiểm tra, xây dựng ngân hàng câu hỏi thi
2,56 ,551 6 2,72 ,451 6 ,010
4
TTBM chỉ đạo GV phổ biến cho sinh viên các quy định và hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá KQHT
2,97 ,521 2 3,06 ,528 3 ,226
5
Phòng Khảo thí phối hợp với các Khoa đảm bảo quy định trong việc chấm bài, trả kết quả và nhập điểm
2,68 ,609 5 2,94 ,710 4 ,002
6
P. ĐT, P. CTSV phối hợp với các Khoa tổ chức đánh giá KQHT, rèn luyện của sinh viên theo từng học kỳ; cảnh báo, nhắc nhở sinh viên không đạt yêu cầu
2,92 ,397 3 2,94 ,231 4 ,499
Điểm trung bình chung 2,61 3,05
Bảng 2.12 cho thấy, công tác quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở Trường được đánh giá ở mức “khá” với điểm trung bình chung của CBQL=3,05; GV=2,61. Đánh giá cụ thể từng nội dung có thể thấy, nội dung xếp bậc 1 “BGH quán triệt nhận thức của CBQL và GV về kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của sinh viên” có sự khác biệt trong đánh giá khi CBQL đánh giá ở mức “tốt”
(ĐTB=3,56) còn GV đánh giá ở mức “khá” (ĐTB=3,22); kết quả này cho thấy cả CBQL và QV đều có nhận thức, thái độ đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra, đánh giá. Các nội dung còn lại đều được đánh giá ở mức “khá” với điểm trung bình từ 2,56 đến 3,11 bao gồm: “Phòng Khảo thí phối hợp với phòng Đào tạo xây dựng quy chế, quy định về kiểm tra, đánh giá KQHT”; “Phòng Khảo thí phối hợp với các Khoa/Bộ môn trong công tác biên soạn đề kiểm tra, xây dựng ngân hàng câu hỏi thi”; “TTBM chỉ đạo GV phổ biến cho sinh viên các quy định và hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá KQHT”; “Phòng Khảo thí phối hợp với các Khoa đảm bảo quy định trong việc chấm bài, trả kết quả và nhập điểm” và “P. ĐT, P. CTSV phối hợp với các Khoa tổ chức đánh giá KQHT, rèn luyện của sinh viên theo từng học kỳ; cảnh báo, nhắc nhở sinh viên không đạt yêu cầu”. Độ lệch chuẩn các đánh giá của GV và CBQL hầu hết đều nằm ở mức ,521 đến ,767 chứng tỏ có sự phân tán khá cao trong các mức độ trả lời đối với từng nội dung. Chỉ có nội dung “P. ĐT, P. CTSV phối hợp với các Khoa tổ chức đánh giá KQHT, rèn luyện của sinh viên theo từng học kỳ; cảnh báo, nhắc nhở sinh viên không đạt yêu cầu” có độ lệch chuẩn thấp (GV=,397 CBQL=,231), dựa vào điểm trung bình được đánh giá có thể thấy các mức độ đánh giá chủ yếu tập trung ở mức “khá” và “tốt”.
Qua kết quả phỏng vấn một số CBQL và GV, có một số ý kiến như sau:
CBQL1 cho biết: “Tuy trường đã được đầu tư các phòng máy tính phục vụ cho hình thức kiểm tra, đánh giá trắc nghiệm. Nhưng trên thực tế đa số các môn học vẫn triển khai theo hình thức kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm trên giấy”.
CBQL3 cho biết thêm: “Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm được hoàn thiện vào năm 2016, với 175.000 câu hỏi và đáp án của 90 môn học thuộc 10 ngành hệ đại học và 10 ngành hệ cao đẳng. Nhưng hiện nay, tổng số ngành đào tạo đại học của trường đã lên mức 17 ngành và không đào tạo hệ cao đẳng nữa. Chính vì thế rất khó để triển khai đồng bộ hình thức thi trắc nghiệm”.
Ý kiến của CBQL6: “Đội ngũ GV của Khoa đa số là GV trẻ, ít kinh nghiệm và đều tốt nghiệp từ các trường đại học không thuộc khối sư phạm”.
Ý kiến của GV 1: “GV chưa có nhiều kinh nghiệm khi áp dụng các hình thức thi như trắc nghiệm khách quan, vấn đáp”.
Ý kiến của CBQL 1, 2, 4 và 5 cho rằng: “GV thường nộp điểm chậm dù đã có quy định rõ ràng; GV giảng dạy tự chấm, tự lên điểm thi nên có thể dễ “phát sinh tiêu cực” trong chấm điểm và đánh giá”.
Kết quả đánh giá cho thấy công tác quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở Trường được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và khá tốt. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa chất lượng của hoạt động này cũng như hướng đến việc đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực của người học thì Nhà trường cần thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, hội thảo về hoạt động này cho giảng viên.
Để so sánh sự khác biệt của giá trị trung bình 2 đối tượng là GV và CBQL, đề tài tiến hành kiểm định Independent Sample T-Test. Kết quả cho thấy, hầu hết các nội dung cho giá trị sig <,05, có thể kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 đối tượng. Tuy nhiên, các nội dung “TTBM chỉ đạo GV phổ biến cho sinh viên các quy định và hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá KQHT”; “P. ĐT, P. CTSV phối hợp với các Khoa tổ chức đánh giá KQHT, rèn luyện của SV theo từng học kỳ; cảnh báo, nhắc nhở sinh viên không đạt yêu cầu” có giá trị sig>,05, kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 đối tượng.