Kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo trình độ đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh (Trang 69 - 72)

Đánh giá về việc thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM được thể hiện trong Bảng 2.8.

Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, GV về kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo trình độ đại học ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM

TT Nội dung Giảng viên CBQL Sig *

ĐTB ĐCL TH ĐTB ĐCL TH

1 Hình thức kiểm tra, đánh giá 2,92 2,81

1.1

Kiểm tra, đánh giá thường xuyên (thực hiện hàng ngày nhằm kịp thời điều chỉnh hoạt động của cả GV và sinh viên)

2,08 ,806 3 2,00 ,751 3 ,448

1.2 Kiểm tra, đánh giá định kỳ (giữa kỳ, từng

phần) 3,32 ,691 2 3,22 ,633 1 ,238

1.3 Kiểm tra, đánh giá cuối kỳ 3,37 ,701 1 3,22 ,633 1 ,090

2 Phương pháp kiểm tra, đánh giá 2,56 2,68

2.1 Phương pháp kiểm tra viết (tự luận) 3,22 ,565 1 3,28 ,451 1 ,439

2.2 Phương pháp trắc nghiệm khách quan 2,14 ,772 4 2,39 ,595 3 ,004

2.3 Phương pháp kiểm tra vấn đáp 2,18 ,643 3 2,22 ,633 5 ,622

2.4 Phương pháp kiểm tra thực hành (đồ án) 3,12 ,575 2 3,22 ,537 2 ,179

2.5 Phương pháp quan sát 2,14 ,768 4 2,33 ,671 4 ,054

3 Tổ chức KTĐG và phản hồi kết quả 2,95 2,85

3.1 Tổ chức kiểm tra công khai, minh bạch

và khách quan 3,39 ,489 1 3,50 ,504 1 ,098

3.2 Thực hiện chấm thi và đánh giá kết quả

theo đúng quy định 3,24 ,428 2 3,22 ,419 2 ,757 3.3 Phản hồi kết quả kiểm tra cho sinh viên

đúng thời gian quy định 2,24 ,765 3 1,83 ,904 3 ,001

Điểm trung bình chung 2,81 2,78

Bảng 2.8 cho thấy, kết quả thực hiện của hoạt động kiểm tra, đánh giá được CBQL và GV thống nhất đánh giá chung ở mức “khá” với điểm trung bình chung CBQL=2,78; GV=2,81. Đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá

dựa trên các nội dung: hình thức, phương pháp và tổ chức kiểm tra, đánh giá, phản hồi kết quả.

Hình thức kiểm tra đánh giá: Cả CBQL và GV đều đánh giá ở mức “khá” với điểm trung bình chung của CBQL=2,81 và GV=2,92. Đánh giá cụ thể từng nội dung có thể thấy hình thức “Kiểm tra, đánh giá định kỳ (giữa kỳ, từng phần)” được CBQL và GV đánh giá ở mức “khá” với điểm trung bình CBQL=3,22 và GV=3,32. Riêng hình thức “Kiểm tra, đánh giá cuối kỳ” có sự khác biệt trong đánh giá khi CBQL đánh giá ở mức “khá” (ĐTB=3,22); trong khi GV đánh giá ở mức “tốt” (ĐTB=3,37). Hình thức “Kiểm tra, đánh giá thường xuyên” được cả CBQL và GV đánh giá ở mức

“trung bình” (CBQL=2,00; GV=2,08).

Đối với Phương pháp kiểm tra, đánh giá: Điểm trung bình chung của CBQL và GV khi đánh giá lần lượt là CBQL=2,68 và GV=2,56. Tuy nhiên, có sự khác biệt trong đánh giá giữa CBQL và GV ở “Phương pháp kiểm tra viết (tự luận)” khi CBQL đánh giá ở mức “tốt” (ĐTB=3,28) thì GV chỉ đánh giá ở mức “khá” (ĐTB=3,22).

“Phương pháp kiểm tra thực hành (đồ án)” được CBQL và GV đánh giá ở mức

“khá” với điểm trung bình lần lượt là CBQL=3,22 và GV=3,12. Các phương pháp còn lại đều bị đánh giá ở mức trung bình là: “Phương pháp trắc nghiệm khách quan”, “Phương pháp kiểm tra vấn đáp” “Phương pháp quan sát” với điểm trung bình từ 2,13 đếm 2,39.

Đối với nội dung Tổ chức kiểm tra, đánh giá và phản hồi kết quả thì cả CBQL và GV đều đánh giá ở mức “khá” với điểm trung bình chung của CBQL=2,85 và GV=2,95. Đánh giá cụ thể từng nội dung thì lại có sự khác biệt cụ thể: “Tổ chức kiểm tra công khai, minh bạch” xếp bậc 1 và được cả CBQL và GV đánh giá ở mức “tốt”

với điểm trung bình CBQL=3,50; GV=3,39. Nội dung “Thực hiện chấm thi và đánh giá kết quả theo đúng quy định” được đánh giá ở mức “khá” với điểm trung bình CBQL=3,22; GV=3,24. Còn nội dung Phản hồi kết quả kiểm tra cho sinh viên đúng thời gian quy định chỉ được đánh giá ở mức “trung bình” với điểm trung bình của CBQL=1,83; GV=2,24.

Độ lệch chuẩn các đánh giá của GV và CBQL về hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá hầu hết đều nằm ở mức ,537 đến ,806 chứng tỏ có sự phân tán khá

cao trong các mức độ trả lời đối với từng nội dung. Chỉ có độ lệch chuẩn trong các đánh giá của GV và CBQL về việc tổ chức kiểm tra, đánh giá hầu hết nằm ở mức ,419 đến ,504 dựa vào điểm trung bình được đánh giá có thể thấy các mức độ đánh giá chủ yếu tập trung ở mức “khᔓtốt”; chỉ riêng nội dung “Phản hồi kết quả kiểm tra cho sinh viên đúng thời gian quy định” là có độ lệc chuẩn cao (GV=,765; CBQL=,904) chứng tỏ có sự phân tán khá cao trong các mức độ trả lời đối với nội dung này.

Để so sánh sự khác biệt của giá trị trung bình 2 đối tượng là GV và CBQL, đề tài tiến hành kiểm định Independent Sample T-Test. Kết quả cho thấy, hầu hết các nội dung cho giá trị sig>,05, kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 đối tượng. Tuy nhiên, chỉ có nội dung “Phương pháp trắc nghiệm khách quan”“Phản hồi kết quả kiểm tra cho sinh viên đúng thời gian quy định”

là có giá trị sig <,05, có thể kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 đối tượng.

Kết quả khảo sát ý kiến của sinh viên ở câu 3, Phụ lục 6 về hoạt động kiểm tra đánh giá KQHT cho thấy, đa số sinh viên đều đánh giá ở mức “khá” (ĐTB=2,53). Tuy nhiên, có khá nhiều nội dung chỉ được đánh giá ở mức “trung bình” như: “Sinh viên được thông báo đầy đủ về tiêu chí và hình thức đánh giá KQHT” (ĐTB=2,42);

“Phương pháp trắc nghiệm khách quan” (ĐTB=2,40); “Phương pháp kiểm tra vấn đáp” (ĐTB=2,46); “Phương pháp quan sát” (ĐTB=2,12) và “Kết quả kiểm tra, đánh giá được công bố kịp thời cho sinh viên” (ĐTB=2,14). Độ lệch chuẩn trong các đánh giá về hoạt động kiểm tra đánh giá KQHT của SV nằm ở mức ,659 đến ,953 chứng tỏ có sự phân tán khá cao trong các mức độ trả lời.

Kết luận: Đối với hình thức kiểm tra, đánh giá tuy là hình thức kiểm tra đánh giá cuối kỳ và kiểm tra đánh giá định kỳ được đánh giá ở mức khá cao song hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên lại bị đánh giá ở mức thấp. Để có thể kịp thời nắm bắt được phản hồi của SV về tình trạng tiếp thu tri thức và giúp GV điều chỉnh phương pháp, hình thức giảng dạy của mình nhằm cải thiện kết quả học tập của sinh viên và đạt được mục tiêu đào tạo thì đòi hỏi Nhà trường phải triển khai nghiêm túc việc đánh giá thường xuyên với các hình thức đa dạng, linh hoạt phù hợp với từng môn học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)