1.2.1.1. Quản lí
Trong quá trình hình thành và phát triển của lý luận quản lý, khái niệm quản lý đó được các nhà nghiên cứu đưa ra theo nhiều cách khác nhau, tuỳ theo những cách tiếp cận khác nhau
Frederik Winslon Taylo (1856 - 1915), người Mỹ, được coi là “Cha đẻ của thuyết quản lý khoa học", là một trong những người mở ra “Kỷ nguyên vàng" trong quản lý đã thể hiện tư tưởng cốt lõi của mình trong quản lý là z “Mỗi loại công việc dù nhỏ nhất đều phải chuyên môn hoá và đều phải quản lý chặt chẽ".Ông cho rằng:
“Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng chính xác cái gì cần làm và làm cái đó như thế nào bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất”( Frederik Winslon Taylo, 1911)
Theo K. Mark: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên qui mô tương đối lớn thì ít nhiều cùng đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những khách quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần nhạc trưởng” (K.Mark, 1848) Như vậy, K.Mark đã lột tả được bản chất quản lý là một hoạt động lao động, một hoạt động tất yếu vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của loài người.
của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến" (Nguyễn Ngọc Quang, 1989).
Quản lý vừa là khoa học, vừa là một nghệ thuật chính vì vậy trong hoạt động quản lý người quản lý phải hết sức sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo để chỉ đạo hoạt động của tổ chức đi tới đích.
Những định nghĩa trên đây tuy khác nhau về cách diễn đạt, về góc độ tiếp cận nhưng đều gặp nhau ở những nội dung cơ bản của khái niệm quản lý, các định nghĩa trên ta có thể hiểu:
Quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra
Chức năng quản lý: Chức năng của quản lý là hình thức biểu hiện sự tác động có chủ định của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý. Đó là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà chủ thể quản lý phải tiến hành trong quá trình quản lý. Ta có thể hiểu chức năng quản lý là một nội dung cơ bản của quá trình quản lý, là nhiệm vụ không thể thiếu được của chủ thể quản lý.
Về số lượng các chức năng quản lý nói chung, những tác giả nghiên cứu về quản lý có ý kiến không giống nhau. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả đều đề cập tới bốn chức năng chủ yếu đó là: Kế hoạch hoá tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và trong đó thông tin vừa là phương tiện, vừa là điều kiện để thực hiện chức năng quản lý.
- Chức năng kế hoạch hoá: Để thực hiện chủ chương, chương trình, dự án kế hoạch hoá là hành động đầu tiên, chức năng cơ bản để hoàn thành các chức năng khác. Đây được coi là chức năng chỉ lối làm cho tổ chức phát triển theo kế hoạch. Trong quản lý đây là căn cứ mang tính pháp lý quy định hành động của cả tổ chức.
- Chức năng tổ chức: Người quản lý phải hình thành bộ máy tổ chức là cơ cấu các bộ phận (tuỳ theo tính chất công việc, có thể tiến hành phân công, phân nhiệm cho các cá nhân), quy định chức năng nhiệm vụ từng bộ phận, mối quan hệ
giữa chúng.
Như vậy thực chất của tổ chức là thiết lập mối quan hệ, liên hệ giữa con người với con người, giữa các bộ phận riêng rẽ thành một hệ thống hoạt động nhịp nhàng của một cơ thể thống nhất. Một tổ chức được thiết kế phù hợp sẽ phát huy được năng lực nội sinh và có ý nghĩa quyết định đến việc chuyển hoá kế hoạch thành hiện thực, tổ chức tốt sẽ khơi nguồn cho các tiềm năng.
- Chức năng chỉ đạo: Chức năng này đòi hỏi người quản lý phải vận dụng khéo léo các PP và nghệ thuật quản lý. Đây là quá trình tác động qua lại giũa chủ thể quản lý và mọi thành viên trong tổ chức nhằm góp phần thực hiện hoá các mục tiêu đề ra. Bản chất của chức năng chỉ đạo xét cho cùng là sự tác động lên con người, khơi dậy những tiềm năng của con người trong hệ thống quản lý, thực hiện tốt mối liên hệ giữa con người với con người và quá trình đó giải quyết những mối quan hệ đó để họ tự nguyện, tự giác và hăng hái phấn đấu trong công việc.
- Chức năng kiểm tra: Chức năng kiểm tra nhằm đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đề ra, điều cần lưu ý là khi kiểm tra phải theo chuẩn. Chuẩn phải xuất phát từ mục tiêu, là đòi hỏi bắt buộc đối với mọi thành viên của tổ chức.
Cuối cùng, tất cả các chức năng trên đều cần đến yếu tố thông tin. Thông tin đầy đủ, kịp thời, cập nhật, chính xác là một căn cứ để hoạch định kế hoạch ; thông tin cũng cần cho các bộ phận trong cơ cấu tổ chức, là chất liệu tạo quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức, thông tin truyền tải mệnh lệnh chỉ đạo (thông tin xuôi) và phản hồi (thông tin ngược) diễn tiến hoạt động của tổ chức và thông tin từ kết quả hoạt động của tổ chức giúp cho người quản lý xem xét mức độ đạt mục tiêu của toàn tổ chức.
Các chức năng nêu trên lập thành chu trình quản lý. Chủ thể quản lý khi triển khai hoạt động quản lý đều thực hiện chu trình này.
Sơ sồ 1 . Các chức năng trong chu trình quản lí
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Theo B.M Kêđrốp thì quản lý giáo dục thuộc ngành khoa học xã hội. Do mỗi phương thức xã hội đều có một cách quản lý khác nhau, cho nên khái niệm quản lý giáo dục đã ra đời và hình thành từ nhiều quan niệm khác nhau.
Ở các nước tư bản chủ nghĩa, do vận dụng lý luận quản lý xí nghiệp vào quản lý cơ sở giáo dục (trường học) và coi quản lý giáo dục như một loại “xí nghiệp đặc biệt”.
Ở các nước xã hội chủ nghĩa, do vận dụng quản lý xã hội vào quản lý giáo dục, nên quản lý giáo dục thường được xếp trong lĩnh vực quản lý văn hoá tư tưởng như A.G. Afanaxep đã phân chia trong cuốn sách kinh điển nổi tiếng của mình: "Con người trong quản lý xã hội”. Như vậy, quản lý giáo dục được coi là bộ phận nằm trong lĩnh vực quản lý văn hoá tinh thần.
Ở Việt Nam, quản lý giáo dục cũng là một lĩnh vực được đặc biệt quan tâm. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã viết: “Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa ra hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất ”
Trong thực tế, quản lí giáo dục là quá trình tác động có kế hoạch, có tổ
chức của các cơ quan quản lí giáo dục các cấp tới các thành tố của quá trình dạy học-giáo dục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới
mục tiêu giáo dục nhà nước đề ra.(Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo,
Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sĩ Thư,2012).
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, “ Quản lý giáo dục thực chất là tác động đến nhà trường, làm cho nó tổ chức tối ưu được quá trình dạy học, giáo dục thể chất theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệt được những tính chất trường THPT xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đó tiến tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới ”( Nguyễn Ngọc Quang, 1989)
Theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn, “Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp tổ chức, phương pháp giáo dục, kế hoạch hoá tài chính, cung tiêu... nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng, cũng như về chất lượng”
(Đỗ Hoàng Toàn, 2002)
Những định nghĩa nêu trên về quản lý giáo dục tuy có những cách diễn đạt khác nhau nhưng đều thể hiện một quan điểm chung về quản lý giáo dục đó là quá trình tác động có định hướng của nhà quản lý trong việc vận dụng nguyên lý, phương pháp chung nhất của kế hoạch nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Những tác động đó thực chất là những tác động khoa học đến nhà trường làm cho nhà trường tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch quá trình dạy và học theo mục tiêu đào tạo.
1.2.1.3. Quản lý nhà trường
+ Nhà trường
Nhà trường là một tổ chức chuyên biệt trong hệ thống tổ chức xã hội thực hiện chức năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển xã hội.
Nhà trường là tổ chức giáo dục cơ sở mang tính nhà nước, xã hội, là nơi trực tiếp làm công tác đào tạo thế hệ trẻ, là cơ quan giáo dục chuyên biệt, có đội ngũ các nhà giáo được đào tạo, nội dung chương trình được chọn lọc, phương pháp giáo dục phù hợp với mọi lứa tuổi, các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho giáo dục, mục đích
giáo dục của nhà trường phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và thời đại. + Quản lý nhà trường
Có nhiều tác giả quan niệm về quản lý nhà trường khác nhau:
Theo tác giả Trần Kiểm,"Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh" (Trần Kiểm, 2008).
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, “Quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy và học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục ”(Nguyễn Ngọc Quang, 1989).
Như vậy, quản lý nhà trường thực chất là tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên tất cả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo nguyên lý giáo dục nhằm đạt mục tiêu giáo dục. Do vậy, công tác quản lý giáo dục nói chung, quản lý nhà trường nói riêng, gồm có quản lý các hoạt động trong nhà trường và quản lý các quan hệ giữa nhà trường với xã hội.
1.2.2. Hoạt động dạy học trong trường THPT 1.2.2.1. Hoạt động dạy học