Chủ thể quản lý hoạt động dạyhọc môn lịch sử ở trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường trung học phổ thông huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long​ (Trang 44 - 47)

lịch sử tại các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long do chủ thể quản lý là hiệu trưởng và trưởng bộ môn lịch sử của trường THPT.

Đối với hiệu trưởng thực hiện chức năng quản lý tổ chuyên môn về hoạt động dạy và học cần thể hiện các mặt sau:

- Triển khai đầy đủ, kịp thời sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, những qui định của ngành về giảng dạy tổ bộ môn của từng năm học, đặc biệt là những nội dung mới bổ sung hoặc điều chỉnh trong chương trình giảng dạy.

- Phân công giảng dạy hợp lý, chỉ đạo công tác lập thời khoá biểu hợp lý, khoa học, đảm bảo quyền lợi của GV và quyền lợi học tập của học sinh. Hiệu trưởng dùng thời khoá biểu để quản lý giảng dạy hàng ngày, qua đó nắm bắt được việc thực hiện chương trình giảng dạy của GV

- Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn lập lập kế hoạch hoạt động của tổ, trong đó lập kế hoạch giảng dạy ngay từđầu năm học. Tổ chức hoạt động thăm lớp dự giờ của tổ chuyên môn, bản thân hiệu trưởng phải dự giờ của giáo viên để kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên.

- Hàng tháng, hiệu trưởng quy định các tổ chuyên môn báo cáo việc thực hiện chương trình của các thành viên trong tổ, các giáo viên chủ nhiệm báo cáo tình hình học tập, rèn luyện của lớp.

Đối với tổ trưởng chuyên môn:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần tháng, học kì và cả năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình.

của tổ viên (kế hoạch cá nhân dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình; soạn giáo án theo phân phối chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng và sách giáo khoa, thảo luận các bài soạn khó; viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém...).

- Điều hành hoạt động của tổ (tổ chức các cuộc họp tổ theo định kì quy định về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác; lưu trữ hồ sơ của tổ; thực hiện báo cáo cho Hiệu trưởng theo quy định).

- Quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên (thực hiện hồ sơ chuyên môn; soạn giảng theo kế hoạch dạy học và phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng; ra đề kiểm tra, thực hiện việc cho điểm theo quy định; kế hoạch dự giờ của các thành viên trong tổ...).

Như vậy, ở trường THPT hiệu trưởng thực hiện chức năng quản lý là hình thức biểu hiện sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý, là tập hợp các nhiệm vụ khác nhau mà chủ thể quản lý phải tiến hành trong quá trình lãnh đạo quản lý. Trong đó vai trò của hiệu trưởng quản lí về hoạt động dạy và học có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục của nhà trường.

1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử ở trường THPT 1.4.2.1. Quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học và chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học môn lịch sử

Mục tiêu, nội dung, phương pháp, kế hoạch giáo dục là những thành tố của hệ thống giáo dục và chúng có quan hệ hữu cơ, gắn bó và tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy việc quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học và chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học quan tâm chỉ đạo hàng đầu, nó xác định được hướng đi và là

kim chỉ nam thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường

Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn là một văn bản có tính pháp lý để hiệu trưởng có cơ sở thực thi chức năng chỉ đạo điều hành. Vì vậy, định hướng mang tính nguyên tắc khi xây dựng kế hoạch dạy học và chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học của bộ môn Lịch sử phải đảm bảo:

- Đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ trong chương trình giáo dục phổ thông,

- Chú trọng định hướng phát triển năng lực học sinh theo hướng tăng cường kĩ năng vận dụng kiến thức, phù hợp với điều kiện và khả năng học tập của học sinh, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

- Phải phản ánh mục tiêu giáo dục toàn diện bao gồm những yêu cầu về giáo dục đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, lao động kỹ thuật. Kế hoạch giáo dục phải phản ánh tính hài hòa, cân đối giữa các mặt giáo dục đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục, kế tiếp.

Để quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học và chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học bộ môn, hiệu trưởng cần phải thực hiện các công việc sau:

- Cung cấp những thông tin căn bản và trao đổi với tổ trưởng những căn cứ cần thiết để xây dựng kế hoạch.

- Quy định cụ thể về việc lập kế hoạch giảng dạy. - Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường trung học phổ thông huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long​ (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)