Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Vũng Liêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường trung học phổ thông huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long​ (Trang 66 - 67)

Vũng Liêm có tổng diện tích tự nhiên là 309,57 km2, trung tâm huyện nằm cách trung tâm TP Vĩnh Long khoảng 35 km về phía Tây Bắc theo Quốc lộ 53. Tọa độ địa lý từ 09056’23” đến 10010’42” vĩ độ Bắc và từ 106004’11” đến 106017’23” kinh độ Đông. Vị trí giáp giới như sau:

- Phía Đông và Đông Bắc giáp Tỉnh Bến Tre;

- Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Tam Bình và Trà Ôn; - Phía Nam và Đông Nam giáp Tỉnh Trà Vinh;

- Phía Bắc giáp huyện Mang Thít.

Toàn huyện có 19 xã, 01 thị trấn với 168 ấp – khóm. Diện tích tự nhiên 30.957 ha, có 24.637 ha đất nông nghiệp, gần 80% hộ dân sống bằng nghề trồng lúa và vườn cây ăn trái, số còn lại kinh doanh thương mại, mua bán nhỏ và một số ngành nghề khác. Có 3 dân tộc cùng sinh sống gồm Kinh, Hoa, Khmer, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là người Kinh.Vũng Liêm có 2 sông lớn chảy qua đồng thời cũng là ranh giới huyện: sông Tiền (với 2 nhánh là sông Pang Tra, sông Cổ Chiên) và sông Mang Thít, đây là các tuyến giao thông thủy quốc gia và quốc tế của Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Vũng Liêm nói riêng. Về giao thông đường bộ có Quốc lộ 53 và đường tỉnh 901, 902, 906, 907 là các tuyến giao thông nối Vũng Liêm với các trung tâm kinh tế của tỉnh Vĩnh Long và trung tâm các tỉnh thành lân cận. Giao thông đường bộ, đường thủy đều thuận lợi, góp phần tích cực vào việc phát trriển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.Vũng Liêm cũng là nơi đầu tiên nổ ra Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở Vĩnh Long, đồng thời đây cũng là quê hương của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Vũng Liêm được thiên nhiên ưu đãi đất đai trù phú, cảnh quan sông nước, có 2 xã cù lao là Thanh Bình và Quới Thiện và vùng đất phù sa ven sông Cổ Chiên, sông Măng Thít có nước ngọt quanh năm, là điều kiện lý tưởng để

trồng cây ăn quả, nuôi thủy sản và hình thành các điểm du lịch sinh thái miệt vườn kết hợp sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống. Ngoài ra, huyện cũng có một số di tích văn hoá, lịch sử như: chùa Hạnh Phúc Tăng, đền Chu Văn Tiếp, đình Bình Phụng, tượng đài Đốc binh Lê Cẩn - Nguyễn Giao, công viên Nam Kỳ Khởi Nghĩa tại ngã ba An Nhơn, bia Nam Kỳ khởi nghĩa tại xã Thanh Bình.

Văn hóa luôn được chú trọng, nhất là phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Huyện Vũng liêm có 01 trung tâm văn hóa đa dụng, 02 công viên, 01 thư viện tại Thị trấn; 16 nhà văn hóa xã; 20 trung tâm học tập cộng đồng, nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, tennis, có 29.195 hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa; 20 bưu điện văn hóa xã, thị trấn; Ngoài ra còn có 92 cơ sở thờ tự và tín ngưỡng tôn giáo, có 03 cơ sở được công nhận công trình văn hóa cấp quốc gia, 04 cơ sở văn hóa cấp tỉnh thường xuyên hoạt động có hiệu quả, sinh hoạt tôn giáo, lễ hội đúng nghi thức.

Bên cạnh đó giáo dục cũng được coi trọng. Mục tiêu tổng quát của huyện Vũng Liêm đến năm 2020 về giáo dục là coi trọng phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Và để đạt được điều đó, đòi hỏi sự chung tay phấn đấu của tất cả thành viên trong nhà trường vì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo mà trong đó việc quản lí hoạt động dạy và học ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và học tại các đơn vị.

2.1.2. Một số đặc điểm về giáo dục THPT của huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường trung học phổ thông huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long​ (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)