Thực trạng hoạt động dạyhọc môn lịch sử tại các trường THPT huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường trung học phổ thông huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long​ (Trang 77 - 80)

Vũng liêm, tỉnh Vĩnh Long

2.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn LS

Bảng 2.9: Khảo sát về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn lịch sử

TT Nội dung Tầm quan trọng Sig CBQL, GV HS Tổng ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC 1 Giúp học sinh làm chủ thế giới tự nhiên, rèn tư duy khoa học, giải thích các qui luật xã hội qui luật lịch sử. 3,71 0,51 2 3,00 0,90 3 3,36 0,71 0.01 2 Học tốt môn Lịch sử sẽ giúp các em dễ dàng học tốt các chuyên ngành về khoa học xã hội và nhân văn. 3,64 0,48 3 3,70 0,57 2 3,67 0,53 0.92 3 Môn Lịch sử có tác dụng góp phần phát triển nhân cách, giáo dục ý thức yêu nước. 4,00 0,00 1 4,00 0,00 1 4 0 0,00a 4 Giúp học sinh có kỹ năng phân tích, rèn tính nhận xét đánh giá. 3,33 0,62 5 2,25 0,59 6 2,79 0,61 0,31 5 Giúp học sinh phát triển tư duy và cách làm việc khoa học, logic. 3,20 0,73 6 2,77 0,65 4 2,99 0,69 0,06 6 Sử dụng kiến thức Lịch sử để học liên môn. 3,38 0,54 4 2,75 0,72 5 3,07 0,63 0,49 Chung 3,54 0,48 3,08 0,57 3,31 0,53

Nhìn vào số liệu bảng thống kê, có thể thấy được việc nhận thức vai trò, môn LS trong nhà trường THPT hiện nay, ứng với ĐTB và thứ hạng của từng nội dung. Xét trên tổng thể: ĐTB chung = 3.31, ứng với mức độ “Rất quan trọng”. Phổ điểm trung bình của các nội dung được khảo sát của CBQL, GV nằm trong khoảng từ 3.20 4.00 với thang điểm chuẩn ở mức quan trọng và rất quan trọng. Điều này cho phép chúng ta nhận định rằng CBQL,GV môn LS các trường THPT nhận thức tương đối đúng đắn về tầm quan trọng của môn LS, học LS sử có tác dụng góp phần phát triển nhân cách, giáo dục ý thức yêu nước. (ĐTB = 4.00, TH=1). Chúng tôi cũng đồng thời khảo sát nội dung này trên đối tượng HS và thu được kết quả đa số cho rằng học LS sử có tác dụng góp phần phát triển nhân cách, giáo dục ý thức yêu nước là rất quan trọng. (ĐTB = 4.00, TH=1). Tuy nhiên các em cho rằng học LS giúp học sinh có kỹ năng phân tích, rèn tính nhận xét đánh giá ở mức khá (ĐTB = 2.25).

Cũng qua bảng khảo sát nhật thấy có 1/6 tiêu chí nhận thức giữa CBQL,GV với HS có sự khác biệt ( TC 1: sig=0.01 <0.05). Nội dung khảo sát của CBQL,GV về giúp học sinh làm chủ thế giới tự nhiên, rèn tư duy khoa học, giải thích các qui luật xã hội qui luật lịch sử, đạt ở mức “Rất quan trọng/Tốt” (ĐTB=3.71) còn HS thì ở mức “Quan trọng/Khá” (ĐTB=3.00).

Qua đó, nhận thấy cả CBQL, GV và HS đánh giá học môn LS sẽ giúp nhận thức đúng đắn, có tác dụng góp phần phát triển nhân cách, giáo dục ý thức yêu nước, giúp các em dễ dàng học tốt các chuyên ngành về khoa học xã hội và nhân văn. Bên cạnh đó, thông qua học môn LS cần giúp học sinh có kỹ năng phân tích, rèn tính nhận xét đánh giá, sử dụng kiến thức Lịch sử để học liên môn.

2.3.2. Thực trạng nội dung dạy học môn lịch sử

Bảng 2.10: Khảo sát về thực trạng nội dung dạy học môn lịch sử

TT Nội dung Mức độ thực hiện Sig CBQL, GV HS Tổng ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC 1 Dạy đúng, đủ theo PPCT môn 4,00 0,00 1 4,00 0,00 1 4 0 0,00 a

học quy định. 2 Dạy học bám sát

mục tiêu chương trình môn học.

4,00 0,00 1 4,00 0,00 1 4 0 0,00a

3 Dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài học.

3,25 0,44 4 2,99 0,57 4 3,12 0,51 0,51

4 Dạy đủ các nội dung của bài học.

4,00 0,00 1 4,00 0,00 1 4 0

5 Dạy đảm bảo tính hệ thống của nội dung bài học.

4,00 0,00 1 3,66 0,47 2 3,83 0,24 0,1

6 Luôn cập nhật những thông tin mới cho bài học.

3,28 0,82 3 3,33 0,85 3 3,31 0,84

7 Dạy phân hóa nội dung phù hợp với từng đối tượng học sinh. 2,12 0,50 6 2,00 0,30 7 2,06 0.4 2,06 8 Luôn thực hiện việc dạy lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục khác vào bài học. 3,74 0,44 2 2,48 0,60 6 3,11 0,52 0,01 9 Dạy theo định hướng nội dung bài học tiếp cận năng lực và phẩm chất HS. 2,69 0,69 5 2,71 0,53 5 2,7 0.61 0,09 Chung 3.45 0,32 3,24 0,37 3,35 0,35

Khảo sát ở bảng 2.10 cho thấy việc thực hiện nội dung dạy học ở các trường THPT trên địa bàn huyện Vũng Liêm áp dụng theo chương trình khung của Bộ GD&ĐT đúng quy định. Đa số ý kiến đánh giá thực hiện nội dung chương trình môn LS trong thời gian qua là phù hợp với mục tiêu kiến thức kỹ năng, của Bộ

GD& ĐT đề ra. Xét trên tổng thể: ĐTB chung = 3.35, ứng với mức độ “Rất thường xuyên/Tốt”. Nội dung dạy đúng, đủ theo PPCT môn học quy định. được đánh giá ở mức độ “Rất thường xuyên/Tốt” (CBQL,GV và HS: ĐTB=4.00, TH=1)

Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy, với những nội dung liên quan đến đổi mới HĐDH môn LS chỉ được đánh giá ở mức độ “Ít thường xuyên/Trung bình” như: dạy phân hóa nội dung phù hợp với từng đối tượng học sinh, (CBQL,GV: ĐTB=2.12; HS: ĐTB=2.00).

Bên cạnh đó, còn nhận thấy 1/9 tiêu chí nhận thức giữa CBQL,GV với HS có sự khác biệt ( TC 8: sig=0.01 <0.05). Nội dung khảo sát của CBQL,GV về Luôn thực hiện việc dạy lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục khác vào bài học., đạt ở mức “Rất thường xuyên/Tốt” (ĐTB=3.74) còn HS thì ở mức “Thường xuyên/Khá” (ĐTB=2.48).

Qua số liệu này cũng phản ánh thực tế ở trường THPT thực hiện nội dung dạy học đúng-đủ theo khung chương trình của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên việc thực hiện nội dạy dạy học theo hướng đổi mới còn chậm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường trung học phổ thông huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long​ (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)