Yêu cầu quản lí hoạt động dạyhọc bộ môn lịch sử ở trường phổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường trung học phổ thông huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long​ (Trang 60 - 62)

thông trong giai đoạn hiện nay

Nghị quyết 29-NQ/TW, Đảng CSVN lần thứ XI (2013) “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế"

đã xác định mục tiêu tổng quát của “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo"“Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân...”. Nghị quyết 29 cũng xác định rõ một trong các nhiệm vụ

và giải pháp hàng đầu là “Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng”. Trong bối cảnh đổi mới chung này, giáo dục trung học phổ thông phải được đổi mới mạnh mẽ, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục - dạy học vì đây là cấp học nền tảng để học sinh tiếp tục học nghề hay chuyên môn sâu ở cấp cao hơn. Dạy học là hoạt động trung tâm của nhà trường và là một trong những nội dung cơ bản của quản lý nhà trường. Do đó vai trò của Hiệu trưởng và các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học có tác động trực tiếp đến nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao hiệu quả quản lý nhà trường phổ thông.

Đối với bộ môn Lịch sử ở trường THPT yêu cầu quản lí hoạt động dạy học trong giai đoạn hiện nayphải đảm các nội dung sau:

Một là: Đổi mới mạnh mẽ phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, nhằm phát huy tích tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, tăng cường kỹ năng thực hành, kỹ năng vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đa dạng hóa hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trãi nghiệm sáng tạo, các tiết tham quan dã ngọa, ứng dụng CNTT trong dạy và học

Hai là: Đẩy mạnh đổi mới hình thức, phương pháp, thi và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Kết hợp đánh giá quá trình học tập với đánh giá cuối kỳ, cuối năm, đánh giá của giáo viên đối với học sinh và đánh giá của học sinh lẫn nhau, đánh giá của nhà trường kết hợp với gia đình và xã hội.

Ba là: Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ QL GD về năng lực chuyên môn, có tâm, có tầm, đáp ứng theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường trung học phổ thông huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long​ (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)