Thực trạng sử dụng phương tiện dạyhọc dạyhọc môn lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường trung học phổ thông huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long​ (Trang 81 - 84)

Bảng 2.12: Khảo sát về thực trạng sử dụng phương tiện dạy học dạy học môn Lịch sử TT Nội dung Mức độ thực hiện Sig CBQL, GV HS Tổng ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC 1 Có kế hoạch sử dụng TBDH phục vụ cho dạy học. 3,76 0,42 2 3,58 0,49 4 3,67 0,46 0,71 2 Sử dụng TBDH trực quan trong các tiết dạy. 3,74 0,44 3 3,75 0,43 3 3,75 0,44 0,87 3 Sử dụng TBDH trong các tiết thao giảng, hội giảng cấp trường.

3,89 0,30 1 3,79 0,40 1 3.84 0,35 0,10

4 Sử dụng TBDH một cách thành thạo trong các tiết dạy.

3,76 0,42

0 2 3,76 0,42 2 3.76 0,42 0,94

Chung 3.79 0,4 3,72 0,44 3,76 0,42

Qua bảng khảo sát, xét trên tổng thể: ĐTB chung = 3.76, ứng với mức độ “ Rất thường xuyên/Tốt”. Đối tượng CBQL, GV và HS được khảo sát đánh giá việc sử dụng các phương tiện dạy học dạy học môn lịch sử là “Rất thường xuyên/Tốt”. Trong đó, sử dụng TBDH trong các tiết thao giảng, hội giảng cấp trường đạt mức cao nhất (CBQL, GV: ĐTB=3.89. TH=1; HS: ĐTB=3.79, TH=1). Việc đánh giá sử dụng các phương tiện dạy học dạy học môn lịch sử giữa CBQL,GV với HS không có sự khác biệt (sig <0.05).

Do đặc thù của bộ môn LS, GV dạy cần sử dụng các phương tiện dạy học để đạt kết quả cao. Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới giáo dục: Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là tiền đề quan trọng của việc thực hiện phương pháp dạy học mới, nó là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn, giữa học và hành, là thành tố quan trọng đảm bảo phương pháp, chất lượng dạy học bởi không thể nói đến giáo dục toàn diện một khi không có CSVC, TBDH trường học.

2.3.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn lịch sử

Bảng 2.13: Khảo sát về thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn lịch sử TT Nội dung Mức độ thực hiện Sig CBQL, GV HS Tổng ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC 1 Thực hiện số lần kiểm tra theo đúng quy định.

4,00 0,00 1 3,91 0,27 1 3.96 0,14 0,71

2

GV ra đề theo ma trận, theo hướng phát huy năng lực của HS.

3,41 0,49 4 3,82 0,38 2 3.62 0,44 0,81

3

Chấm và trả bài đúng thời gian quy định, có ghi nhận xét của GV trên bài làm HS. 3,20 0,40 6 3,01 0,48 7 3.11 0,44 0,25 4 Thực hiện điểm số kịp thời và lưu trữ kết quả theo quy định.

3,74 0,44 3 3,69 0,46 3 3.72 0,45 0,19

5 Đánh giá HS trong

tiết học. 3,25 0,44 5 2,99 0,57 8 3,12 0,51 0,51

6

Kiểm tra đánh giá khách quan, công bằng.

3,89 0,30 2 3,10 0,41 6 3.5 0,36 0,21

7

Kiểm tra đánh giá học sinh với nhiều hình thức khác nhau.

3,20 0,40 6 3,12 0,33 5 3,16 0,37 0,06

8

Hướng dẫn cho HS biết các quy định về việc đánh giá môn học Lịch sử.

3,12 0,33 7 3,16 0,37 4 3,14 0,35 0,24

Chung 3.48 0,35 3,35 0,41 3,42 0,38

Qua bảng 2.12, kết quả khảo sát CBQL,GV và HS môn ĐL , xét trên tổng thể: ĐTB chung = 3.42, ứng với mức độ “ Rất thường xuyên/Tốt”. Khảo sát thực

hiện số lần kiểm tra theo đúng quy định đạt mức cao (CBQL, GV: ĐTB=4.00. TH=1; HS: ĐTB=3.91, TH=1). Tuy nhiên, khảo sát HS ở nội dung việc đánh giá HS trong tiết học thì chỉ đạt mức “thường xuyên/khá” (ĐTB = 2.99, TH=8). Đồng thời nhận thấy không có sự khác biệt về mức độ đánh giá giữa CBQL,GV với học sinh ở các nội dung này (tất cả giá trị sig < 0.05).

Hầu hết ở các trường THPT trên địa bàn huyện Vũng Liêm hiện nay đều được lãnh đạo nhà trường đã quán triệt và hướng dẫn cho GV thực hiện tốt quy chế kiểm tra, đánh giá, xếp loại HS và bám sát yêu cầu chuẩn kiến thức. Đồng thời thực hiện việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn LS bằng các hình thức truyền thống (kiểm tra miệng, kiểm tra viết và trắc nghiệm thường xuyên, định kỳ). Để có thể thực hiện hiệu quả việc kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy năng lực học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn LS, CBQL trường THPT cần có những chỉ đạo và giám sát hợp lí để GV thực hiện đúng những quy định đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường trung học phổ thông huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long​ (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)