Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường trung học phổ thông huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long​ (Trang 127 - 128)

Trước yêu cầu đổi mới giáo dục THPT hiện nay, qua kết quả nghiên cứu và trong thực tiễn công tác quản lý của mình, tác giả thấy để thực hiện nhiệm vụ Hiệu trưởng cần thực hiện đồng bộ năm biện pháp trên

Biện pháp 1: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ GV và bộ môn lịch sử : biện pháp này cần thực hiện đầu tiên nó là nền tảng để thực hiện các biện pháp tiếp theo.

Biện pháp 2: : Xây dựng và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên dạy môn lịch sử: biện pháp này có vai trò quan trọng vì GV là nhân tố cơ bản quyết định chất lượng GD và đào tạo trong mỗi nhà trường.

Biện pháp 3: Chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nhằm tăng cường hoạt động nhận thức độc lập, tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh: thể hiện xu thế tất yếu của Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn hiện nay, tạo ra sự biến đổi về chất của HĐDH trong nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Biện pháp này đóng vai trò then chốt.

Biện pháp 4: Chỉ đạo công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng tích cực, công bằng, khách quan: Là một biện pháp không thể thiếu trong HĐDH. Việc kiểm tra, đánh giá khách quan, công bằng, chính xác giúp cho GV phát huy được ưu điểm, khắc phục được những hạn chế, góp phần nâng cao được chất lượng dạy học.

Biện pháp 5: Tăng cường đầu tư trang bị, bảo quản và sử dụng hiệu quả CSVC, thiết bị dạy học, xây dựng phòng học bộ môn lịch sử: Quản lý tốt CSVC, trang thiết bị dạy học trong điều kiện tài chính còn nhiều khó khăn hiện nay sẽ giúp sử dụng hợp lý nguồn lực tài chính để trang bị các phương tiện dạy học thiết yếu, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu của việc đổi mới nội dung và PPDH, góp phần nâng cao chất lượng dạy học .

Trong 5 biện pháp trên thì mỗi biện pháp vừa là tiền đề, vừa là hệ quả của các biện pháp còn lại. Do đó trong việc tăng cường các biện pháp QLHĐDH môn Lịch sử,

HT cần vận dụng một cách đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo, hài hòa các biện pháp trên tùy thuộc vào tình hình thực tế của mỗi trung tâm nhằm phát huy được điểm mạnh và khắc phục điểm yếu trong HĐDH và QLHĐDH môn Lịch sử. Từ đó, góp phần nâng cao được chất lượng quản lí HĐDH môn Lịch sử tại các trường THPT trên địa bàn huyện Vũng Liêm.

3.4. Khảo nghiệm mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện quản lí hoạt động dạy họcmôn Lịch sử tại các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường trung học phổ thông huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long​ (Trang 127 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)