Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình giảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường trung học phổ thông huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long​ (Trang 47 - 49)

dạy môn lịch sử

* Quản lý việc thực hiện mục tiêu giảng dạy môn lịch sử

Trong các chức năng quản lý của hiệu trưởng, trong chức năng quản lý chuyên môn có quản lý thực hiện mục tiêu giảng dạy. Đối với bộ môn lịch sử đòi hỏi phải xác định rõ mục tiêu (mục đích yêu cầu) của bài học. Nội dung mức độ bài học gồm các yếu tố: kiến thức, tư tưởng và kĩ năng.

Để quản lí mục tiêu dạy học môn lịch sử, HT yêu cầu GV bộ môn cần thực hiện một số nội dung sau:

- Về việc xác định nội dung kiến thức, giáo viên phải nghiên cứu nội dung bài viết trong Sách giáo khoa, hướng dẫn của sách giáo viên để tìm ra nội dung chính của bài học, những sự kiện cơ bản, mức độ trình bày.

- Để xác định nhiệm vụ giáo dục tư tưởng của bài, giáo viên cần căn cứ vào nhiệm vụ giáo dục chung của khoá trình và nội dung cụ thể của bài. Như vậy sẽ không rơi vào công thức giáo điều.

- Muốn xác định nhiệm vụ phát triển kĩ năng, giáo viên nên dựa vào mức độ cần đạt được chương trình lịch sử mỗi lớp, đặc điểm trình độ học sinh, nội dung cụ thể của bài học mà xác định cụ thể.

Các biện pháp HT thực hiện để quản lý mục tiêu dạy học:

- Kiểm tra nội dung thiết kế bài giảng của GV phù hợp mục tiêu bộ môn. - Dự giờ đánh giá việc thực hiện mục tiêu môn học.

- Kiểm tra nội dung các bài kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên của GV để đánh giá mức độ phù hợp với mục tiêu bài học.

* Quản lí nội dung chương trình giảng dạy môn lịch sử

Chương trình giảng dạy là văn bản pháp qui của Ngành Giáo dục& Đào tạo ban hành, tất cả các trường phải tuân thủ nghiêm túc mà người trực tiếp thực hiện là đội ngũ GV. Hiệu trưởng không chỉ căn cứ vào đó để hướng dẫn GV thực hiện đủ nội dung chương trình, không được cắt xén, dồn ép mà còn lấy đó làm căn cứ để kiểm tra, đánh giá GV có nghiêm túc trong công tác giảng dạy hay không. Việc quản lý chương trình dạy học phải đảm bảo sao cho: Nhà trường phải dạy đúng, đủ số môn theo qui định; GV dạy đủ tiết/tuần/môn/; GV dạy đúng, đủ số tiết/bài.

Khi hiệu trưởng quản lý giáo viên thực hiện chương trình dạy học phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau đây:

học,không “giảm nhẹ” cũng không “nâng cao”, “mở rộng” hơn so với yêu cầu chương trình.

- Coi trọng nội dung môn học, bảo đảm phân phối chương trình: số tiết học, số bài học và trình tự thực hiện với những qui định về ôn tập, tổng kết, kiểm tra, thi...

Các biện pháp của HT về quản lí nội dung chương trình giảng dạy môn lịch sử là:

- Họp Hội đồng nhà trường triển khai những nội dung chỉ đạo về việc thực hiện chương trình trong năm học

- Dự kiến những vấn đề nảy sinh trong việc thực hiện chương trình và những giải pháp có thể thực thi, những điều kiện vật chất kỹ thuật cần cung cấp để việc thực hiện chương trình không bị trở ngại.

- Hướng dẫn giáo viên những vấn đề khó trong chương trình, giải đáp những thắc mắc, giúp đỡ giáo viên bổ sung đồ dùng dạy học, sách vở tài liệu cần thiết cho việc thực hiện đúng và đủ chương trình.

- Xây dựng các công cụ để theo dõi việc thực hiện chương trình. - Theo dõi giáo viên thực hiện thời khóa biểu.

-Xây dựng các biểu mẫu báo cáo, hàng tháng tổng kết tình hình thực hiện chương trình của các tổ chuyên môn.

Tóm lai: Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm quản lý đội ngũ giáo viên thực hiện đúng yêu cầu của chương trình dạy học (trong tình huống cụ thể của từng địa phương cần vận dụng linh hoạt trong chừng mực và phạm vi cho phép dưới sự chỉ đạo của cấp trên).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường trung học phổ thông huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long​ (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)