Hoạt động dạyhọc trong trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường trung học phổ thông huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long​ (Trang 30 - 31)

Hoạt động dạy học trong trường THPT bao gồm hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động của học sinh. Hai hoạt động này luôn gắn bó mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau bởi hai chủ thể dạy học (giáo viên và học sinh) nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học, những kỹ năng và kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, để trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng các phẩm chất nhân cách cho học sinh.

1.2.2.2.Hoạt động dạy của giáo viên

Là truyền thụ tri thức, tổ chức, điều khiển hoạt động chiếm lĩnh tri thức của học sinh, giúp học sinh nắm được kiến thức, hình thành kỹ năng, thái độ. Hoạt động dạy có chức năng kép là truyền đạt và điều khiển nội dung học theo chương trình

quy định. Có thể hiểu hoạt động dạy là quá trình hoạt động sư phạm của giáo viên, làm nhiệm vụ truyền thụ tri thức, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh.

1.2.2.3.Hoạt động học của học sinh

Học sinh làm việc tự giác, tích cực dưới sự điều khiển của giáo viên nhằm chiếm lĩnh tri thức khoa học. Hoạt động học cũng có chức năng kép là lĩnh hội và tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh tri thức khoa học một cách tự giác, tích cực nhằm biến tri thức của nhân loại thành học vấn của bản thân. Có thể hiểu hoạt động học của học sinh là quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và hoàn thiện nhân cách của bản thân. Hai hoạt động dạy và học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nó tồn tại song song và phát triển trong cùng một quá trình thống nhất, chúng bổ sung cho nhau, kết quả hoạt động học của học sinh không thể tách rời kết quả hoạt động dạy của giáo viên và kết quả hoạt động dạy của giáo viên không thể tách rời kết quả học tập của học sinh.

Tóm lại, hoạt động dạy học có ưu thế tuyệt đối trong việc hình thành tri thức phát triển năng lực tư duy thông qua việc dạy các môn học cơ bản, đồng thời đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách toàn diện. Vì thế, hoạt động dạy học được hiểu một cách đầy đủ bao gồm toàn bộ việc giảng dạy, giáo dục của giáo viên, việc học tập, rèn luyện của học sinh theo nội dung giáo dục toàn diện nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành những người làm chủ đất nước, có giác ngộ xã hội chủ nghĩa, có văn hóa, kỹ thuật, có sức khỏe, để đáp ứng nhu cầu xây dựng xã hội mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường trung học phổ thông huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long​ (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)