Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên môn lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường trung học phổ thông huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long​ (Trang 51 - 53)

* Quản lý hoạt động soạn giáo án, chuẩn bị lên lớp

Soạn bài là khâu quan trọng nhất trong việc chuẩn bị của GV cho giờ lên lớp. Tuy nó chưa dự kiến hết các tình huống sư phạm trong quá trình lên lớp, nhưng soạn bài thực sự là lao động sáng tạo của từng GV. Nó thể hiện sự suy nghĩ, lựa chọn, quyết định của GV về nội dung, phương pháp giảng dạy, hình thức lên lớp phù hợp với đối tượng HS và đúng với yêu cầu của chương trình.

QL việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp phải đảm bảo những yêu cầu cần thiết đó là:

- Bảo đảm tính tư tưởng, tính giáo dục thông qua bài giảng.

- Thực hiện soạn bài phải đúng quy chế, soạn bài chu đáo trước khi lên lớp, chống việc soạn bài để đối phó với việc kiểm tra.

- Bảo đảm nội dung, kiến thức khoa học, chính xác, mang tính giáo dưỡng. - Đưa việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp vòa nền nếp, nghiêm túc và đảm bảo chất lượng.

- Chỉ đạo không dập khuôn, máy móc, bảo đảm và khuyến khích tính tích cực, tự giác và sáng tạo của GV.

Để việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp của GV có thể thực hiện theo một kế hoạch đồng bộ và có hiệu quả. HT nhà trường cần thực hiện các biện pháp như sau:

- Có văn bản quy định cấu trúc mẫu giáo án và phê duyệt giáo án trước khi GV lên lớp.

- Bồi dưỡng kỹ năng soạn giáo án cho GV và quy định về việc chuẩn bị bài lên lớp của GV.

- Giáo án của GV được ký duyệt trước khi lên lớp giảng dạy ít nhất 1 tuần. - Kiểm tra đột xuất giáo án và việc chuẩn bị các TBDH của GV khi lên lớp. - Tổ chức hội thi thiết kế bài giảng elearning cho các bài dạy khó.

- Tổ chức kiểm tra chéo giáo án trong tổ bộ môn.

- Quy định xét thi đua, đánh giá viên chức cuối năm có tiêu chí về việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV.

- Đưa việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp và nền nếp, nghiêm túc và đảm bảo chất lượng.

- Chỉ đạo không dập khuôn, máy móc, bảo đảm và khuyến khích tính tích cực, tự giác và sáng tạo của GV.

- Phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ GV trong trường, tạo mọi điều kiện để họ thực hiện tốt việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, theo dõi để khuyến khích kịp thời đồng thời điều chỉnh những sai lệch nhằm thực hiện đúng những quy định đã đề ra

* Quản lý giờ dạy trên lớp

Hoạt động dạy và học trong nhà trường phổ thông hiện nay được thực hiện chủ yếu bằng hình thức dạy và học trên lớp, với những giờ lên lớp và hệ thống bài học cụ thể. Nói cách khác, giờ lên lớp là hình thức tổ chức cơ bản và chủ yếu nhất của quá trình dạy học trong nhà trường để thực hiện mục tiêu cấp học.

Chính vì vậy trong quá trình QL dạy và học của mình, HT phải có những biện pháp tác động cụ thể, phong phú và linh hoạt để nâng cao chất lượng giờ lên lớp của GV, đó là trách nhiệm của người QL.

QL giờ lên lớp của GV phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau:

- Xây dựng được “chuẩn” giờ lên lớp để QL tốt giờ lên lớp của GV. Ngoài những quy định chung của ngành cần thường xuyên được bổ sung, điều chỉnh để thực hiện được tiến độ chung của trường và của GV trong trường.

túc trong mọi hoạt động hết sức nhịp nhàng của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

- Phải tác động đến giờ lên lớp một cách tích cực và càng trực tiếp càng tốt để mọi giờ lên lớp đều góp phần thực hiện mục tiêu.

- Phải yêu cầu cụ thể từng đối tượng thực hiện đầy đủ, nghiệm túc những quy định của nhà trường, quy chế có liên quan đến giờ lên lớp.

Để đảm bảo được những yêu cầu QL giờ lên lớp, HT cần xây dựng và quy định rõ chế độ thực hiện và kiểm tra sử dụng thời khóa biểu nhằm kiểm soát các giờ lên lớp, duy trì nề nếp dạy học, điều khiển nhịp điệu dạy học và tạo nên bầu không khí sư phạm trong nhà trường.

Các biện pháp HT thực hiện để QL giờ lên lớp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường trung học phổ thông huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long​ (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)