Kiểm tra, đánh giá kết quả dạyhọc môn lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường trung học phổ thông huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long​ (Trang 43 - 44)

Hiện tại Bộ GD& ĐT đã ban hành và áp dụng Thông 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạođể đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.

Kiểm tra - đánh giá là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh về tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định của giáo viên và nhà trường, cho bản thân học sinh để học sinh học tập ngày một tiến bộ hơn. Phương tiện và hình thức quan trọng của đánh giá là kiểm tra.

Qui trình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập là quá trình tự sử dụng các hình thức kiểm tra - đánh giá khác nhau trong suốt quá trình dạy học môn học nhằm rèn

luyện việc đạt các mục tiêu đã xác định của môn học. Có 2 hình thức kiểm tra - đánh giá:

1) Kiểm tra - đánh giá thường xuyên; 2) Kiểm tra - đánh giá định kỳ.

Kiểm tra - đánh giá thường xuyên là hoạt động của giáo viên sử dụng các kĩ thuật đánh giá khác nhau trong các hình thức tổ chức thực hiện giờ dạy, như một bộ phận của phương pháp dạy học nhằm rèn luyện và kiểm tra các kiến thức, kĩ năng đã được xác định trong mục tiêu của môn học. Kiểm tra - đánh giá định kì là hoạt động của giáo viên vào những thời điểm đã được qui định trong môn học, gắn các mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn với những phương pháp kiểm tra - đánh giá tương ứng nhằm đánh giá, định hướng việc đạt mục tiêu môn học ở giai đoạn tương ứng của học sinh. Kết quả kiểm tra - đánh giá định kì được xem là kết quả học tập môn học của học sinh và là cơ sở để đánh giá chất lượng khi kết thúc môn học.

Đánh giá kết quả GD ở môn học lịch sử và hoạt động GD trong mỗi lớp cần phải:

- Bảo đảm tính khách quan, toàn diện, khoa học và trung thực.

- Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ được cụ thể hóa ở từng môn học, hoạt động GD.

- Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ, đánh giá của GV và tự đánh giá của học sinh, đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, của cộng đồng.

- Kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác.

- Sử dụng bộ công cụ đánh giá thích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường trung học phổ thông huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long​ (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)