Ket quả kinh doanh

Một phần của tài liệu 1014 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NHTM CP an bình chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 66 - 71)

- Đối với nhóm khách hàng thuộc Tập đoàn Điện lực và các đơn vị thành viên , với lợi thế am hiểu chuyên sâu ngành điện, thấu hiểu khách hàng, ABBANK đã

3. Nợ dưới tiêu chuẩn 26 25 T 5

2.1.4.2. Ket quả kinh doanh

Năm 2014 nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng hoạt động của hệ thống ngân hàng tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức. Áp lực tái cơ cấu theo định hướng của NHNN, áp lực xử lý những khoản nợ xấu tồn đọng do hậu quả của khoảng thời gian ngành ngân hàng tăng trưởng nóng năm 2008-2010, các doanh nghiệp sau khoảng thời gian sản xuất khó khăn không tiếp cận được nguồn vồn của ngân hàng vẫn chưa dám đẩy mạnh kinh doanh, mở rộng quy mô trở lại... khiến ngân hàng TMCP An Bình nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng chưa thể đẩy mạnh tín dụng. Bên cạnh đó, ngày 21/1/2013, NHNN đã ban hành Thông tư 02/2013/TT-NHNN về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Văn bản này thay thế chỉ thị 05/2005/CT-NHNN ngày 26/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 24/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và một số văn bản khác liên quan quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.Thông tư này đến 01/06/2014 mới có hiệu lực thi hành tuy nhiên ngay từ khi thông tư được ban hành, để tránh nhưng cú sốc về nợ xấu tăng đột biến và lợi nhuận sụt giảm mạnh trong các năm sau nên ABBank Hà Nội đã chủ động tăng dần trích lập dự phòng qua các năm. Điều này đã được thể hiện rõ nét trong báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh năm 2014. Cụ thể như sau:

Bảng 2.6: Ket quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ 2012-2014

3= 1+2 Thu nhập từ ______lãi______ 151,69 8 8 119,61 133,413 5 13,79 11.53

4 Thu ngoài lãi 14,18

7

33,02

7 26,697

(6,33

0) -19.17

Lãi kinh doanh ngoại tệ (2,76 9) 2,261 5,153 2,892 127.91 Thu khác 16,95 6 30,76 6 21,544 (9,22 2) -29.97

5 Chi ngoài lãi (6,09

8)

(8,47 8)

6 _____nhập_____7 7 0 8 Chi phí hoạt _____động_____ (99,56 6) 8) (70,15 3) (73,04 5) (2,88 1 4.1 9 Quỹ dự phòng (15,49 9) 5) (31,15 1) (39,05 6) (7,89 25.35 10= 7+8+ 9

Ket quả kinh doanh

44,72

Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ABBank Hà Nội từ 2012- 2014 ta có thể thấy, mặc dù phải kinh doanh trong điều kiện đầy biến động của thị trường tài chính tiền tệ, tuy nhiên với sự đồng tâm hiệp lực của tập thể cán bộ công nhân viên, sự sát sao và quyết liệt trong chỉ đạo của Ban Giám đốc thì chi nhánh ABB Hà Nội đã đạt được những kết quả kinh doanh khá khả quan để khẳng định vị thế là một trong những chi nhánh chủ chốt của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP An Bình. Ngay từ những ngày đầu năm 2013, ban giám đốc ABBank Hà Nội đã quán triệt tư tưởng đặt tăng trưởng bền vững, đặt nặng chất lượng hơn số lượng làm mục tiêu kinh doanh hàng đầu của chi nhánh. Đó là lý do mà lợi nhuận trước thuế của chi nhánh

chứng kiến sự biến động giảm nhẹ qua từng năm, từ mức 44.7 tỷ đồng năm 2012 xuống 38.7 tỷ đồng trong năm 2014. Tuy giảm 9,67% so với năm 2013, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh vẫn đạt 105% kế hoạch do hội sở đặt ra từ đầu năm 2014 nên có thể được coi là thành công.

Trong đó khoản thu từ lãi cả năm đạt 373 tỷ đồng, giữ mức ổn định so với 2013, chi trả lãi là 240 tỷ đồng, giảm 14 tỷ so với năm 2013 khiến thu nhập từ lãi đạt 133.4 tỷ, tăng 14 tỷ, tương đương với mức tăng 11,53% so với năm 2013. Năm 2013, mức tăng trưởng tín dụng của chi nhánh đạt 26% so với 2012, năm 2014 mức tăng này là 9,82% so với 2013. Trong khi đó mức tăng thu nhập từ lãi chỉ đạt 11,53% được giải thích chủ yếu là do mặt bằng lãi suất năm 2014 có xu hướng giảm sâu so với 2013 theo chỉ đạo của NHNN để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cá nhân có thể tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng.

Thu nhập ngoài lãi của ABBank Hà Nội chủ yếu đến từ các khoản phí và hoa hồng, lãi từ kinh doanh ngoại tệ, thu nhập từ mua bán chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư và từ góp vốn.. .Khoản thu nhập ngoài lãi này tăng mạnh từ 8 tỷ lên 24.5 tỷ trong 2013, tuy nhiên lại giảm 29,16% xuống 17.4 tỷ đồng trong năm 2014. Điều này được giải thích là ngoài khoản mục lãi từ kinh doanh ngoại tệ tăng mạnh ở mức 127,91% từ 2.2 tỷ đồng lên 5.1 tỷ đồng trong 2014 thì khoản thu khác của chi nhánh lại giảm mạnh từ 30.7 tỷ xuống 21.5 tỷ đồng, tương đương mức giảm gần 30%. Thêm nữa chi phí ngoài lãi cũng tăng từ 8.5 tỷ lên 9.3 tỷ đồng, tương đương 9,78%.

Như đã nói ở trên, ngay sau khi thông tư 02 của NHNN được ban hành, mặc dù đến 01/06/2014 mới phải thi hành nhưng để tránh nhưng cú sốc về nợ xấu tăng đột biến và lợi nhuận sụt giảm mạnh trong các năm sau nên ABBank Hà Nội đã chủ động tăng dần trích lập dự phòng từ năm 2013. Đó là nguyên nhân giải thích tuy 2013 và 2014 ABBank đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác xử lý nợ xấu nhưng quỹ trích lập dự phòng rủi ro lại tăng mạnh so với năm 2012. Quỹ dự phòng ở năm 2012 là 15,5 tỷ, tăng đột biến 101% lên 31,1 tỷ trong 2013 trong khi đó mức tăng này ở năm

2014 là 25,3% lên 39 tỷ đồng.

Một điểm sáng khác đáng được ghi nhận là công tác quản lý chi phí hoạt động của ABBank Hà Nội. Năm 2013, chi phí hoạt động tại chi nhánh là 99,6 tỷ đồng tuy nhiên trong năm 2013 thì chi phí này giảm mạnh 29,53% xuống 70 tỷ và tăng nhẹ lên 73 tỷ trong năm 2014. Xét trên quy mô thì mức chi phí hoạt động này của chi nhánh là hợp lý hơn rất nhiều so với 2012. Sau nhiều năm quản lý chi phí hoạt động không được tốt thì kể từ 2013, công tác quản lý chi phí hoạt động kinh doanh của ABBank đã có nhiều thay đổi mang tín hiệu tích cực, mang lại thêm lợi nhuận cho ABBank Hà Nội.

Một phần của tài liệu 1014 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NHTM CP an bình chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w