ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH CHI NHÁNH HÀ NỘ

Một phần của tài liệu 1014 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NHTM CP an bình chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 122 - 124)

- Sản phẩm cho vay khác

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH CHI NHÁNH HÀ NỘ

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦANGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH CHI NHÁNH HÀ NỘI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH CHI NHÁNH HÀ NỘI 3.1.1. Dự báo tiềm năng thị trường ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam

Theo đánh giá xếp hạng phát triển bán lẻ toàn cầu của A.T. Kearney's, thị trường bán lẻ Việt Nam đã liên tục tuột dốc từ vị trí số 4/30 năm 2008 xuống đứng thứ 23 vào năm 2011 và bị bật ra khỏi top 30 trong những năm gần đây. Nhận định của các chuyên gia A.T.Kearney’s cho rằng sự yếu kém của cơ sở hạ tầng, chi phí thuê mặt bằng quá cao và hệ thống phân phối kém phát triển là những rào cản trong việc thu hút nhà bán lẻ nước ngoài đến thị trường Việt Nam.Tuy nhiên, thị trường bán lẻ Việt Nam mà nổi bật là dịch vụ ngân hàng bán lẽ vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển đối với nhiều nhà bán lẻ trong nước và quốc tế bởi ưu thế dân số trẻ, tốc độ đô thị hóa cao, thu nhập ngày càng gia tăng. Hiện tại, các kênh bán lẻ truyền thống hiện tại vẫn chiếm lĩnh thị trường nhưng theo định hướng phát triển dài hạn của Việt Nam thì kênh bán lẻ hiện đại chiếm khoảng 40% thị phần trên cả nước. Theo dự báo của A.T. Kearney's, thị trường bán lẻ Việt Nam có thể đạt quy mô 100 tỷ USD và dân số lên tới gần 93 triệu người trong năm 2016. Với một nền dân số đông đúc, mật độ dân cư thậm chí còn cao hơn Trung Quốc, môi trường chính trị và xã hội ổn định, kinh tế phát triển, đời sống dân cư ngày càng được cải thiện, xu hướng tiêu dùng và sử dụng dịch vụ ngày càng cao cùng với sự phát triển chậm chạp chưa tương xứng với các lợi thế sẵn có của các dịch vụ tài chính cá nhân đã tạo ra thị trường dịch vụ NHBL đầy tiềm năng cho các ngân hàng thương mại (NHTM) cả trong nước và ngoài nước. Phát triển dịch vụ NHBL đang là một xu thế và là yêu cầu tất yếu đối với các NHTM hiện nay nhằm tăng cường sự hiện diện, gia tăng thị phần và đa dạng hoá các loại hình sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, góp

phần vào việc tăng sức cạnh tranh của ngân hàng.

Theo thông báo của Tổng cục Thống kê, đến cuối năm 2014, dân số trung bình cả nước đạt khoảng 90,6 triệu người.Theo thống kê của tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG và Cục Công nghệ tin học (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) công bố thì có 75 triệu thẻ ATM đã được phát hành với khoảng 490 thương hiệu (trong đó 92% thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng chiếm gần 4% và thẻ trả trước chiếm trên 4%); 153.200 thiết bị chấp nhận thẻ POS và 16.000 máy giáo dịch tự động ATM đã được các ngân hàng thương mại lắp đặt; 52 tổ chức phát hành thẻ được cấp phép và trên 600.000 ví điện tử đã được người dùng sử dụng. Tuy số lượng phát hành thẻ ATM tăng cao nhưng sự phân bố lại không đồng nhất, có cá nhân có 3-4 thẻ thanh toán, trong khi tại các vùng nông thôn thì thẻ ATM vẫn còn là thứ xa lạ. Chính vì vậy, dù bình quân 1,3 đầu người có 1 thẻ ngân hàng nhưng số người thực sở hữu mới chiếm 35% dân số nhưng vài năm gần đây và trong thời gian tới thị trường sẽ phát triển rất nhanh. Theo bà Karolyn Seet, chuyên gia phân tích của tổ chức đánh giá tín nhiệm tín dụng Moody, thị trường tín dụng bán lẻ Việt Nam có nhiều tiềm năng để khai thác, và tốc độ tăng trưởng của ngân hàng bán lẻ dự kiến có thể đạt 30-40%. Dự đoán này cùng quan điểm của bà Namita Lal, Giám đốc phụ trách bán lẻ, Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, trong vòng 10 năm tới, tốc độ tăng trưởng của ngân hàng bán lẻ sẽ là 30-40% và sẽ đạt mật độ sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân sẽ ngang bằng với Thái Lan hay Malaysia. Trong khi đó, theo dự đoán của bà Nguyễn Thu Hà - Thành viên HĐQT Tienphong Bank- nguyên phó TGĐ NH Vietcombank thì trong vòng 5 năm nữa thị trường sẽ bùng nổ, phát triển với tốc độ thậm chí lên tới 50-100% hằng năm với hàng loạt các dịch vụ và sản phẩm mới.

Trong số các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, HSBC và Citibank là hai ngân hàng nổi tiếng toàn cầu về kinh doanh ngân hàng bán lẻ, với các chiến lược cụ thể để phát triển kinh doanh ngân hàng bán lẻ. Trong bối cảnh đó, khối NHTM Việt Nam không thể ngồi yên hưởng lợi thế sân nhà như trước kia, nhiều ngân hàng xác định phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là một bộ phận quan trọng trong

chiến lược phát triển của mình; bắt đầu từ sự nắm bắt các cơ hội có được từ các thị trường mới, từ việc áp dụng công nghệ và sử dụng hệ thống tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, phương thức phân phối hiệu quả, tăng cường mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng.

Như vậy, cho đến nay, hầu hết các NHTM hoạt động tại Việt Nam đều đã có định hướng tập trung phát triển hoạt động NHBL.Với bề dày truyền thống, kinh nghiệm và thế mạnh trong phục vụ các tập đoàn, doanh nghiệp lớn thì hoạt động NHBL của Ngân hàng TMCP An Bình nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng hiện giờ chủ yếu vẫn là tự phát, chưa có kế hoạch chiến lược để khai thác hết thế mạnh của mình trong lĩnh vực này. Đứng trước yêu cầu phát triển bền vững, cạnh tranh và hội nhập quốc tế, ABBank Hà Nội cần thiết phải có những định hướng phát triển hoạt động dịch vụ NHBL, đưa hoạt động này lớn mạnh trở thành một hoạt động cốt lõi của ngân hàng và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Một phần của tài liệu 1014 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NHTM CP an bình chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w