Về dịch vụ tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu 1014 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NHTM CP an bình chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 77 - 83)

- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng lại luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động từ dân cư Năm 2014 loại tiền gửi này đạt khoảng 1.357 tỷ đồng chiếm tỷ

2.2.2. về dịch vụ tín dụng bán lẻ

Bảng 2.9: Tình hình dịch vụ bán lẻ từ 2012- 2014

____

(Nguồn: ABB Hà Nội Báo cáo tổng kết từ 2012-2014)

Trong giai đoạn 2012-2014, ta có thể thấy dư nợ tín dụng bán lẻ của chi nhánh Hà Nội có sự tăng trưởng khá nhanh. Trong năm 2013, dư nợ tín dụng bán lẻ tăng trưởng rất mạnh đạt mức 709 tỷ đồng, tăng 48% so với 2012, chiếm 32,99% tổng dư nợ. Có được điều này là do năm 2013 ABBANK Hà Nội bắt đầu đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, cùng với ABBANK hội sở đã cải tiến các sản phẩm cho vay cá nhân chú trọng đến từng phân khúc khách hàng, đưa ra các sản phẩm tín dụng theo tính chất của các nhóm khách hàng cụ thể như là đối tượng cán bộ công nhân viên, nhóm khách hàng là các phòng khám tư nhân, trường học tư thục... ABBANK Hà Nội đã triển khai các chương trình ưu đãi về lãi suất như: “Vay nhanh - Thắng lớn”, “ưu đãi cho vay kinh doanh Phòng khám tư nhân” và “Trường học tư thục”, “ưu đãi đặc biệt cho vay sản xuất kinh doanh”... nhằm hỗ trợ nguồn vốn chi phí thấp cho khách hàng, thúc đẩy kinh doanh, bên cạnh đó thu hút khách hàng mới và tạo dựng mối quan hệ bền vững với các khách hàng hiện hữu.

Bước sang năm 2014, dư nợ tín dụng bán lẻ vẫn tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng không còn được như năm 2013, đạt 748 tỷ đồng tương đương mức tăng là 5,42%, chiếm tỷ trọng 31,67% tổng dư nợ toàn chi nhánh. Mặc dù trong năm 2014, ABBANK Hà Nội đã triển khai các gói ưu đãi về lãi suất cho vay, như: “ưu đãi cả năm - Thỏa sức tận hưởng”, “ưu đãi cho vay - Cơ hội trong tầm tay”, “Vui ưu đãi dài - Mừng lãi suất giảm” và “Đầy ưu đãi - Đủ niềm vui” với lãi suất dao động trong khoảng 8,5-9,5% trong 06 tháng hoặc 12 tháng đầu tiên tùy theo các gói sản phẩm, tuy nhiên dư nợ bán lẻ của chi nhánh chưa thực sự tăng trưởng mạnh. Nguyên nhân là do ABB Hà Nội chỉ tập trung vào phát triển khách hàng mới mà chưa có các sản phẩm để hỗ trợ cho các khách hàng hiện hữu trong khi các ngân hàng TMCP khác đều triển khai các gói sản phẩm cho vay với lãi suất vay rất hấp dẫn trong 12 hay thậm chí là 36 tháng đầu, đặc biệt là một số các ngân hàng TMCP như VPbank, ACB... còn triển khai cả sản phẩm mua nợ với lãi suất cực kỳ cạnh tranh so với lãi suất khoảng 12-13% mà các khách hàng hiện hữu phải chịu tại ABB tại thời điểm năm 2014. Trong điều kiện thị trường tài chính còn chưa ổn định, các khoản nợ quá hạn tín dụng bán lẻ của chi nhánh tăng nhẹ với mức tăng tuyệt đối là 5 tỷ đồng, tương đương 8,2% so với 2013. Mặt khác tình hình nợ xấu tín dụng bán lẻ trong năm 2014 lại có tiến triển với việc tỷ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng bán lẻ giảm so với 2013 khi chỉ còn chiếm 5,5% trong khi cùng kỳ năm 2013 thì mức này là 6,04%, không hoàn thành kế hoạch đặt ra đầu năm 2013. Bên cạnh đó, tỷ lệ cho vay có TSĐB của chi nhánh qua 3 năm chỉ dao động trong khoảng 97-98%, là cơ sở tương đối bền vững, đảm bảo an toàn vốn. Trong giai đoạn 2012-2014 này thì số lượng khách hàng vay và số lượng các khoản vay cũng khá ổn định với các mức tăng nhẹ chưa đến trên dưới 10% và điều đó cũng có thể lý giải cho việc mức tăng trưởng tín dụng bản lẻ tại chi nhánh chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của mình.

Bảng 2.10: Cơ cấu tín dụng bán lẻ phân theo đối tượng từ năm 2012-2014

dụng bán lẻ______ 9 9 8 % Khách hàng cá nhân____________ 7 35 9 57 603 4 2 4.15% DN vừa và nhỏ 12 2 130 14 5 ' 1 4 11.10 % 2 Nợ quá hạn______ ________ 36 ________61 _________66 _______5_ %8.20 Khách hàng cá nhân____________ 25 41 40 -1 -2.44% DN vừa và nhỏ 11 20 26 ' 6 30.00 %

Tổng dư nợ 47 9 100% Ĩ5Ỡ 709 100% 1.48 748 100 % 1.05 1.Cho vay cầm cố, chiết khấu GTCG_________ 15 9 33.25% 143 169 23.89% 1.06 152 20.30 % 0.90

(Nguồn: ABB Hà Nội Báo cáo tổng kết từ 2012-2014)

Trong tổng số 748 tỷ đồng của doanh số tín dụng bán lẻ của năm 2014 thì tín dụng cho khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn, đạt 603 tỷ đồng, chiếm 80,65% còn tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ có 145 tỷ đồng, chiếm 19,35% trong khi đó các mức này ở 2013 lần lượt là 81,64% và 18,36%, năm 2012 lần lượt là 74,52% và 25,48%. Như vậy có thể thấy xu hướng tín dụng bán lẻ của chi nhánh có xu hướng ngày càng thiên về nhóm khách hàng cá nhân và điều này là một chủ trương đúng đắn của Ban Giám đốc ABB Hà Nội vì tiềm năng của nhóm khách hàng cá nhân ở nước ta là vô cùng lớn. Tương đương với việc quy mô của tín dụng bán lẻ tập trung vào nhóm khách hàng cá nhân thì nợ quá hạn bán lẻ ở khách hàng cá nhân của chi nhánh cũng vì thế chiếm số lượng lớn hơn xét về con số tuyệt đối. Nợ quá hạn của khách hàng cá nhân chiếm khoảng 70% tổng dư nợ bán lẻ trong ba năm qua nhưng lại có xu hướng giảm dần qua các năm, từ 69% năm 2012 xuống 67% năm 2013 và năm 2014 chỉ chiếm 60%. Mặt khác, xét về mật độ thì nợ quá hạn ở nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ lại lớn hơn so với nhóm khách hàng cá nhân. Tỷ trọng nợ quá hạn/ tổng dư nợ của nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2012 đạt 9,01%, tăng mạnh lên 15,36% trong năm 2013 và con số này ở 2014 là 17,98%. Trong khi đó, nhóm khách hàng cá nhân có xu hướng ngược lại, tỷ trọng nợ quá hạn/ tổng dư nợ ở nhóm này đạt 7% trong 2012, tăng nhẹ lên 7,08% năm 2013 và giảm xuống còn 6,63% ở năm 2014. Như vậy có thấy chất lượng cho vay nhóm khách hàng cá nhân tốt hơn nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bảng 2.11: Cơ cấu sản phẩm tín dụng bán lẻ từ năm 2012-2014

chữa nhà________ 4.Cho vay kinh doanh__________ 40 8.33 % 1.44 75 10.58% 1.88 83 11.07 % 1.1 0 5.Cho vay tín chấp___________ Ĩ2- 2.50 % 0.94 9 1.20% 0.71 8 1.05 % 0.9 2 6.Cho vay khác Ĩ3- 2.73 % 1.73 21 2.92% 1.58 23 3.03 % 1.0 9

nhân được Ngân hàng TMCP An Bình đưa ra. Cụ thể đến nay Chi nhánh đã triển khai được các sản phẩm cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, cho vay mua ô tô, cho vay mua nhà và xây sửa nhà, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tín chấp nhân viên, cho vay thông qua nghiệp vụ thẻ tín dụng, cho vay chứng minh tài chính du học và du lịch. Tuy nhiên ABBank Hà Nội chỉ tập trung dư nợ chủ yếu vào một số sản phẩm, tính đa dạng chưa cao và điều này cũng ảnh hưởng đến quy mô và tốc độ tăng trưởng của dịch vụ tín dụng bán lẻ.

Một phần của tài liệu 1014 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NHTM CP an bình chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w