4.1.1. Quá trình hình thành, phát triển
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày 10/11/1975 với tên gọi “Sở Thuế”, Cục Thuế Thành phố được khởi công vào tháng 10/2009 và đi vào hoạt động từ tháng 5/2015; diện tích sàn xây dựng 27.426,3 m2 bao gồm 1 tầng hầm, 1 tầng lửng, 17 lầu, sân thượng và mái; có bãi đỗ xe, sân đường nội bộ rộng rãi, đặt trụ sở làm việc tại số 63 Vũ Tông Phan, phường An Phú, thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
Với chặng đường 40 năm xây dựng và phát triển trong khó khăn, thách thức, cơ hội đan xen, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh đã có bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện về cả quy mô, chất lượng quản lý; tổ chức bộ máy không ngừng được củng cố, chất lượng đội ngũ công chức ngày một nâng cao; luôn thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách cả nước. Thành quả này đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận và phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới” năm 2004. Với mục tiêu xây dựng ngành Thuế Thành phố “Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liêm chính - Đổi mới” kết hợp với 40 năm xây dựng, phát triển và nguồn nhân lực có chất lượng cao, tin tưởng ngành Thuế Thành phố tiếp tục con đường hướng đến tương lai tươi sáng, xứng danh với sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
4.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh là tổ chức trực thuộc Tổng Cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành Thuế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định của pháp luật. Cục Thuế Hồ Chí Minh có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật. Cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo Quyết định số 1836/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế. Với tổ chức bộ máy gồm: Ban Lãnh đạo Cục Thuế gồm 01 Cục trưởng và 02 Phó Cục trưởng; 12 Phòng làm chuyên môn nghiệp vụ bao gồm Văn phòng, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ, Phòng Kiểm tra nội bộ, Phòng Công nghệ thông tin, Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế, Phòng Nghiệp vụ - Dự toán- Pháp chế, Phòng Kê khai và kế toán thuế, Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, Phòng Quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác, Phòng Quản lý các khoản thu từ đất và Trung tâm tích hợp và lữu trữ thông tin người nộp thuế; 10 Phòng Thanh Tra Kiểm tra số (1-10); 22 Chi cục Thuế quận, huyện, khu vực trực thuộc Cục Thuế.
Tổng số cán bộ công chức tại Cục Thuế tính đến ngày 04/3/2020 là 765 người, trong đó biên chế có 748 người, hợp đồng 68 có 17 người. Nhân sự ở đây tương đối đông, tốt nghiệp đại học và trên đại học trên 90% tổng số cán bộ. Nguồn nhân lực chủ yếu là những lao động đã có biên chế nhà nước và được ngân sách nhà nước trả lương, các nguồn nhân lực chủ yếu có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với vị trí công việc. Độ tuổi trung bình của công chức công tác ở đây là 40 tuổi, chứng tỏ rằng đội ngũ công chức ở đây có thâm niên lâu năm, dày dặn kinh nghiệm.
4.1.3. Các dịch vụ công theo cơ chế một cửa tại Cục Thuế TP Hồ Chí Minh
Nhiệm vụ của cán bộ công chức làm việc tại Bộ phận một cửa là: thực hiện quy trình tiếp nhận, chuyển giao, trả kết quả, thu phí, lệ phí (nếu có); hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ yêu cầu giải quyết TTHC của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật hiện hành; chuyển giao hồ sơ TTHC của tổ chức, cá nhân đến các phòng chuyên môn và thực hiện việc trả kết quả cho tổ chức, cá nhân; hướng dẫn và phối hợp thu phí, lệ phí (nếu có) theo quy định; lưu trữ hồ sơ, tài liệu, thông tin theo quy định của pháp luật và bằng công nghệ thông tin theo quy định; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết TTHC; quản lý, sử dụng một số loại sổ sách, biểu thống kê theo quy định; thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy chế hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức thực hiện các giao dịch hành chính; hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện TTHC đầy đủ, rõ ràng, chính xác đảm bảo cá nhân, tổ chức chỉ phải
bổ sung hồ sơ một lần; mặc đồng phục hoặc trang phục ngành theo quy định; đeo Thẻ công chức, viên chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Cụ thể, các dịch vụ công theo cơ chế một cửa tại 3 phòng thuộc Cục Thuế TP Hồ Chí Minh là:
- Thủ tục đăng ký thuế tại Phòng Kê khai và kế toán thuế (tầng 1) gồm: thủ tục cấp mã số thuế, đăng ký giảm trừ gia cảnh, điều chỉnh bổ sung thông tin đăng ký thuế,…và tài liệu liên quan; hồ sơ giải thể của NNT; hồ sơ khôi phục MST và tài liệu liên quan; hồ sơ tạm ngưng kinh doanh/tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đối với các tổ chức do Cục Thuế cấp MST; văn bản đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế/thông báo MST; hồ sơ kê khai thuế tháng/quý, quyết toán thuế năm và tài liệu liên quan; báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính hợp nhất và các phụ lục kèm theo; hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng (bao gồm cả hồ sơ bổ sung khi có văn bản từ cơ quan thuế yêu cầu và văn bản của NNT đề nghị rút hồ sơ). Trả kết quả giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng thuộc diện hoàn thuế trước kiểm tra sau.
- Thủ tục hành chính tiếp nhận tại Văn phòng (tầng M) gồm: các văn bản hỏi chính sách, công văn xin gộp báo cáo tài chính, xác nhận số thuế đã nộp ngân sách nhà nước, xin chuyển cơ quan quản lý thuế, công văn thay đổi các phương pháp tính thuế, công văn đề nghị chấp thuận/miễn các hình thức trên hóa đơn đặt in và tự in, văn bản liên quan đến đề nghị thanh kiểm tra và gia hạn quyết toán thuế, công văn tố cáo công ty có hành vi trốn thuế và vi phạm về thuế; hồ sơ đề nghị miễn giảm; đăng ký sử dụng hóa đơn tự in, đặt in; giấy ủy quyền, thông báo phương pháp tính thuế (Mẫu 07); đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định (doanh nghiệp mới, phát sinh trong năm); đăng ký hình thức kế toán, hóa đơn; thông báo các vấn đề liên quan trong quá trình hoạt động kinh doanh (hủy hàng hóa bị hỏng, hỏa hoạn,…); giấy đề nghị điều chỉnh thu ngân sách nhà nước (Mẫu C1-07) hoặc thư tra soát; hồ sơ khiếu nại, tố cáo.
- Thủ tục tiếp nhận tại bộ phận quản lý ấn chỉ thuộc Phòng Tuyên truyền – Hỗ trợ người nộp thuế (Tầng 2) gồm: báo cáo về việc nhận in hóa đơn/biên lai và cung
cấp phần mềm tự in hóa đơn/biên lai, báo cáo về việc truyền hóa đơn điện tử của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử; mua hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, mua biên lai phí và lệ phí, cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân; báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn/mất, cháy, hỏng hóa đơn; thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in/ hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền và hóa đơn điện tử; thông báo về hóa đơn, biên lai thu tiền phí, lệ phí không tiếp tục sử dụng/ thông báo kết quả hủy hóa đơn, biên lai thu tiền phí, lệ phí; thông báo về việc ủy nhiệm/chấm dứt ủy nhiệm lập hóa đơn, biên lai thu tiền phí, lệ phí; cấp hóa đơn lẻ; thông báo phát hành biên lai thu phí, lệ phí do cơ quan thu phí, lệ phí đặt in/tự in; báo cáo tình hình sử dụng biên lai thu tiền phí, lệ phí; báo cáo tình hình sử dụng tem rượu, tem thuốc lá dự kiến sử dụng trong năm, quyết toán tem rượu và báo cáo mất tem rượu, tem thuốc lá; đăng ký hủy và thông báo kết quả hủy tem rượu, tem thuốc lá; xác minh nguồn gốc ấn chỉ.
Các TTHC này được thực hiện thông qua 3 kênh chính là nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa, nộp qua đường bưu điện, nộp hồ sơ điện tử. Quy trình giải quyết các TTHC như sau:
- Tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa: trường hợp hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết của CQT thì hướng dẫn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết và trường hợp hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết của CQT, công chức tiếp nhận thực hiện kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của TTHC thuế theo quy định, nếu:
+ Hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn NNT hoàn thiện
+ Hồ sơ đầy đủ thì (1) thực hiện đóng dấu ngày tiếp nhận hồ sơ theo quy định; (2) ghi sổ nhận hồ sơ tại ứng dụng QHS, đối với hồ sơ có mã vạch thì thực hiện quét mã vạch để ứng dụng tự động ghi nhận hồ sơ:
++ Đối với hồ sơ không phải hẹn trả kết quả, nếu người nộp thuế có yêu cầu xác nhận đã nộp hồ sơ thì lập Phiếu nhận hồ sơ thuế (Mẫu 01/TTHC ban hành kèm theo Quy trình này).
sơ thuế (Mẫu 02/TTHC ban hành kèm theo Quy trình này) tại ứng dụng QHS.
++ Trường hợp tiếp nhận hồ sơ bổ sung của NNT dẫn đến làm thay đổi thời gian trả kết quả của CQT tại phiếu hẹn trước đó, thì lập lại Phiếu hẹn trả kết quả giải quyết hồ sơ thuế (Mẫu 02/TTHC ban hành kèm theo Quy trình này) tại ứng dụng QHS.
(Khi lập phiếu hẹn, công chức hỏi ý kiến NNT về hình thức nhận kết quả để ghi vào Phiếu hẹn.)
- Tiếp nhận hồ sơ của NNT qua đường bưu điện:
+ Đóng dấu ngày tiếp nhận hồ sơ theo quy định
+ Ghi sổ nhận hồ sơ tại ứng dụng QHS. Đối với hồ sơ có mã vạch thì thực hiện quét mã vạch để ứng dụng tự động ghi nhận hồ sơ.
- Tiếp nhận hồ sơ qua đường điện tử: Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế tự động tiếp nhận và ghi nhận hồ sơ tại ứng dụng QHS, đồng thời tự động gửi thông báo cho NNT qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để xác nhận đã nộp hồ sơ thuế hoặc lý do không nhận hồ sơ (Mẫu Thông báo 01/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư số 110/2015/TT-BTC ngày 28/07/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh là Cục Thuế đóng góp số thu, quản lý số lượng doanh nghiệp và cá nhân lớn nhất cả nước nên bộ phận một cửa cũng được xem như bộ mặt đại diện Cục Thuế tiếp nhận và trả hồ sơ, giải đáp một cách nhanh chóng những vướng mắc trong thủ tục hành chính của NNT để mang lại hiệu quả trong công tác quản lý thu.
4.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Tổng số phiếu phát ra là 270 phiếu, số phiếu thu về là 250 phiếu đạt chuẩn với tỷ lệ phản hồi cao là 92.6% và NNT sẵn sàng thực hiện khảo sát. 20 phiếu bị loại ra do trả lời không đầy đủ thông tin.
Bảng 4. 1: Bảng tổng hợp thống kê mô tả mẫu
Phân bố theo mẫu Số lượng Tỷ lệ (%)
Giới tính Nam 102 40.8 Nữ 148 59.2 Độ tuổi Dưới 20 tuổi 10 4.0 Từ 20 tuổi đến 30 tuổi 119 47.6 Từ 30 đến 40 tuổi 71 28.4 Trên 40 tuổi 50 20.0 Trình độ học vấn THPT 9 3.6 Trung cấp/cao đẳng 29 11.6 Đại học 127 50.8 Sau đại học 85 34.0 Đối tượng NNT Doanh nghiệp 79 31.6 Hộ kinh doanh 57 22.8
Thuế Thu nhập cá nhân 85 34.0
Khác 29 11.6 Tần suất liên hệ làm việc với bộ phận một cửa Lần đầu 25 10.0 Ít khi 33 13.2 Thỉnh thoảng 76 30.4 Thường xuyên 116 46.4
(Nguồn: kết quả tác giả xử lý số liệu SPSS)
Theo bảng 4.1, ta có:
+ Về giới tính: trong 250 người thực hiện khảo sát: có 96 nam (38.4%), 143 nữ (57.2%) và 11 giới tính khác (4.4%). Kết quả này khá phù hợp với thực tế là tỷ lệ NNT liên hệ làm việc về các thủ tục hành chính là thường là nữ nhiều hơn nam.
+ Về độ tuổi: dưới 20 tuổi có 10 người (chỉ chiếm 4%), đông nhất là độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi là 119 người (47.6%), tiếp đến là từ 30 đến 40 tuổi có 71 người (28.4%) và trên 40 tuổi có 50 người (20%). Kết quả này khá phù hợp với thực tế là đa số NNT liên hệ làm việc về các thủ tục hành chính là các bạn trẻ làm kế toán cho các doanh nghiệp.
+ Về trình độ học vấn: trình độ THPT chỉ có 9 người (3.6%), trung cấp/cao đẳng có 29 người (11.6%), đông nhất là NNT trình độ đại học 127 người (50.8%) và trình độ sau đại học 85 người (34%).
+ Về đối tượng NNT: đối tượng doanh nghiệp có 79 người (31.6%), đối tượng là hộ kinh doanh có 57 người (22.8%), đối tượng thực hiện thủ tục thuế TNCN là đông nhất 85 người (34%) và thấp nhất là 29 NNT khác (11.6%).
+ Về tần suất liên hệ làm việc: ít nhất là 25 NNT lần đầu (10%), tần suất ít khi là 33 người (13.2%), tần suất thỉnh thoảng là 76 người (30.4%) và 116 người thường xuyên liên hệ làm việc (46.4%).
Qua kết quả cho thấy: số lượng mẫu khá phù hợp với tình hình thực tế tại Cục Thuế TP Hồ Chí Minh, do đó có thể đại diện để thực hiện nghiên cứu.
4.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Các thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để loại các biến rác trước, các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên (Nunnally và Burnstein, 1994). Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha của các thành phần đo lường sự hài lòng của NNT đối với CLDV công theo cơ chế một cửa tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
4.3.1. Thang đo Sự tin cậy
Theo bảng 4.2, ta có hệ số độ tin cậy của Cronbach’s Alpha của thang đo Sự tin cậy là 0.848 > 0.6 nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) của các biến quan sát TC1, TC2, TC3, TC4, TC5,
TC6, TC7 nằm trong khoảng từ 0.538 đến 0.681, đều lớn hơn 0.3; bên cạnh đó, hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến (Cronbach’s Alpha if Item deleted) của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha. Như vậy, thang đo Sự tin cậy phù hợp và được đưa vào phân tích nhân tố khám phá ở bước tiếp theo.
Bảng 4. 2: Cronbach’s Alpha thang đo Sự tin cậy Biến
quan sát
Giá trị TB thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại
biến 7 biến quan sát, Cronbach’s Alpha = 0.848
TC1 25.48 17.448 .609 .827 TC2 25.43 17.667 .611 .826 TC3 25.46 17.068 .644 .821 TC4 25.48 18.090 .591 .829 TC5 25.49 18.098 .538 .837 TC6 25.38 18.101 .571 .832 TC7 25.45 17.220 .681 .816
(Nguồn: kết quả tác giả xử lý số liệu SPSS)
4.3.2. Thang đo Năng lực
Theo bảng 4.3, ta có hệ số độ tin cậy của Cronbach’s Alpha của thang đo Năng lực là 0.791 > 0.6 nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) của các biến quan sát NL1, NL2, NL3, NL4 nằm trong khoảng từ 0.533 đến 0.664, đều lớn hơn 0.3; bên cạnh đó, hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến (Cronbach’s Alpha if Item deleted) của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha. Như vậy, thang đo Năng lực phù hợp và được đưa vào phân tích nhân tố khám phá ở bước tiếp theo.
Bảng 4. 3: Cronbach’s Alpha thang đo Năng lực Biến quan
sát
Giá trị TB thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại biến