Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống camera an ninh tại TP hồ chí minh (Trang 72 - 75)

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không; nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo

Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biếntổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3); tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) (Nunally & Burnstein 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Trong nghiên cứu tác giả sẽ chọn biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) phải ≥ 0.3

Các mức giá trị của Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được; từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994;

Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Trong nghiêncứu này tác giả chọ mức Alpha ≥ 0.6

Kết quả Cronbach’s Alpha của những biến độc lập như sau:

Thang đo về đặt tính sản phẩm có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.772 > 0.6, và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của 5 biến quan sát DT1-DT5 đều lớn hơn 0.3, nên đạt yêu cầu và đưa vào phân tích EFA tiếp theo.

Thang đo về của hàng liên hệ có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.800 > 0.6, và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của 4 biến quan sát CH1-CH4 đều lớn hơn 0.3 nên đạt yêu cầu và đưa vào phân tích EFA tiếp theo

Biến Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến Đặt tính sản phẩm Cronbach’s Alpha = 0.772 DT1 14.84 8.974 .467 .756 DT2 14.70 7.805 .605 .709 DT3 14.71 8.318 .499 .750 DT4 14.67 8.744 .613 .711 DT5 14.56 9.037 .568 .726

Cửa hàng liên hệ Cronbach’s Alpha = 0.800

CH1 11.05 5.553 .659 .730

CH2 10.89 5.261 .617 .749

CH3 10.82 5.596 .635 .741

CH4 10.78 5.476 .553 .782

Giá cả sản phẩmCronbach’s Alpha = 0.759 (sau khi loại biến GC5)

GC1 11.01 5.337 .472 .750

GC2 11.11 4.654 .645 .650

GC3 11.09 5.359 .463 .756

GC4 10.84 5.542 .711 .648

Nhân sự Cronbach’s Alpha = 0.748 Bảng 4.2 Kết quả kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha

NS1 14.19 9.711 .609 .683

NS2 14.23 8.875 .661 .655

NS3 14.45 9.069 .415 .746

NS4 14.40 8.805 .488 .715

NS5 14.34 9.069 .470 .721

Thƣơng hiệu sản phẩm Cronbach’s Alpha = 0.775

TH1 11.12 4.352 .506 .767

TH2 11.17 3.760 .630 .699

TH3 11.09 4.490 .717 .661

TH4 11.05 5.292 .533 .751

Tinh thần Cronbach’s Alpha = 0.755 ( sau khi đã loại biến TT1)

TT2 10.94 5.230 .525 .715

TT3 10.85 5.075 .609 .664

TT4 10.77 5.717 .467 .743

TT5 10.82 5.683 .627 .666

Quyết định muasản phẩm Cronbach’s Alpha = 0.790 (sau khi loại biến

QD5,QD6)

QD1 11.33 1.937 .593 .741

QD2 11.16 1.910 .665 .707

QD3 11.23 1.878 .628 .723

QD4 11.21 2.000 .516 .780

Thang đo về giá cả có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.707> 0.6 (thỏa điều kiên) nhưng hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của GC5 = 0.223 < 0.3 nên tác giả đã loại bỏ biến này ra (phụ lục 3), và kiểm định lại lần 2 cho thấy Cronbach’s Alpha = 0.759 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của 4 biến còn lại GC1-GC4 đều lớn hơn 0.3 nên đạt yêu cầu và đưa vào phân tích EFA tiếp theo

Thang đo nhân sự có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.748 > 0.6, và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của 5 biến quan sát NS1- NS5 đều lớn hơn 0.3 nên đạt yêu cầu và đưa vào phân tích EFA tiếp theo

Thang đo thương hiệu có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.775 > 0.6, và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của 4 biến quan sát TH1- TH4 đều lớn hơn 0.3 nên đạt yêu cầu và đưa vào phân tích EFA tiếp theo

Thang đo tinh thần có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.709> 0.6 (thỏa điều kiên) nhưng hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của TT1 = 0.235 < 0.3 nên tác giả đã loại bỏ biến này ra (phụ lục 3), và kiểm định lại lần 2 cho thấy Cronbach’s Alpha = 0.755 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của 4 biến còn lại TT2-TT5 đều lớn hơn 0.3 nên đạt yêu cầu và đưa vào phân tích EFA tiếp theo

Thang đo quyết định có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của QD5 và QD6 = 0.185 < 0.3 làm cho hệ số Cronbach’s Alpha tăng hoặc giãm ảo nên tác giả đã loại bỏ biến này ra (phụ lục 3), và kiểm định lại lần 2 cho thấy Cronbach’s Alpha = 0.790 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của 4 biến còn lại QD1 – QD4 đều lớn hơn 0.3 nên đạt yêu cầu và đưa vào phân tích EFA tiếp theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống camera an ninh tại TP hồ chí minh (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)