(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Về ứng dụng công nghệ tại MobiFone, đối với 5 xu hướng công nghệ tiêu biểu bao gồm Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data), Điện toán đám mây (Cloud Computing), Internet of Things (IoT), Chuỗi khối (Block Chain), hầu hết cán bộ công nhân viên được hỏi cho rằng MobiFone sẽ ứng dụng cả 5 công nghệ mới này vào hoạt động kinh doanh, trong đó 100% chắc chắn rằng MobiFone sẽ ứng dụng Big Data và Cloud Computing.
2.3.2. Phân tích tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hiệu quả kinh doanh của MobiFone quả kinh doanh của MobiFone
2.3.2.1. Tác động từ sự thay đổi nhu cầu
- Tăng tỷ lệ người sử dụng Internet: Tỷ lệ người sử dụng dịch vụ Internet của MobiFone đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Tới hết năm 2018, 60% trong
tổng số thuê bao viễn thơng của MobiFone có sử dụng dịch vụ truy nhập Internet, đạt tốc độ tăng trưởng bình qn 20%/năm. Đây là yếu tố chính dẫn đến thay đổi trong cấu trúc doanh thu dịch vụ như đã nêu ở trên, tăng tỷ trọng dịch vụ truy cập Internet tăng từ 12% (giai đoạn 2013-2014) lên 20% (giai đoạn 2015-2017), tăng trưởng 92% giữa 2 giai đoạn và qua năm 2018 tiếp tục tăng trưởng 10,6%, góp phần quan trọng trong sự tăng trưởng doanh thu của MobiFone.
- Tăng tỷ lệ người sử dụng điện thoại thông minh (Smartphone): tương tự số lượng người sử dụng dịch vụ Internet, số lượng thuê bao sử dụng thiết bị Smartphone cũng tăng trưởng với tốc độ bình quân 20%/năm. Tới năm 2019, số lượng thiết bị Smartphone đã chiếm gần 80% tổng số thuê bao viễn thông trên mạng MobiFone, chiếm 85% tổng doanh thu.
Biểu đồ 2.7. Số lượng thuê bao sử dụng thiết bị Smartphone
(Nguồn: MobiFone, 2019)
- Tăng tỷ lệ người sử dụng các dịch vụ mua sắm trực tuyến: giai đoạn 2016- 2018 là giai đoạn chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc trong các hình thức mua sắm và thanh trực tuyến. Bên cạnh các kênh bán hàng truyền thống, MobiFone đã phát triển và hoàn thiện các kênh nạp thẻ trực tuyến, thanh toán cước trực tuyến trên website, liên kết với các ngân hàng triển khai mơ hình thu tiền tự động qua tài khoản ngân hàng, thanh toán online… Doanh thu từ kênh bán hàng trực tuyến, thanh toán điện tử đã tăng trưởng lên tới 25%/năm, năm 2018 chiếm 35% trong tổng doanh thu bán hàng hóa viễn thơng của MobiFone.
Như vậy, với việc tăng tỷ lệ người sử dụng Internet, tăng người dùng Smartphone, tăng doanh thu từ các hình thức mua sắm trực tuyến đã tác động tích cực giúp tăng trưởng doanh thu của MobiFone.
2.3.2.2. Tác động từ sự thay đổi công nghệ
- Chuyển dịch từ công nghệ 3G sang 4G và hướng tới 5G: nằm trong xu hướng chung của các doanh nghiệp viễn thông và để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, MobiFone đã đầu tư phát sóng 4G từ năm 2016. Với tốc độ nhanh gấp 10 lần công nghệ 3G, lưu lượng truy cập Internet của 4G tăng trưởng vượt bậc qua các năm. Là dự án có vốn đầu tư lớn, dự kiến thời gian hồn vốn của dự án đầu tư trạm phát sóng 4G kéo dài lên tới 18 năm. Tuy nhiên hiện nay, mới chỉ sau 3 năm phát sóng, các nhà mạng nói chung và MobiFone nói riêng đã phải đối mặt với bài toán tiếp tục đầu tư cơng nghệ 5G với chi phí đầu tư đắt đỏ hơn 4G nhiều lần. Nếu đầu tư 5G, việc chuyển dịch sử dụng của người tiêu dùng từ 4G sang 5G là xu hướng tất yếu, tuy nhiên doanh thu của dịch vụ 4G sẽ giảm xuống, thời gian hoàn vốn của dự án có thể khơng đạt được như dự kiến. Nếu không đầu tư 5G, MobiFone sẽ mất lợi thế cạnh tranh so với các nhà mạng khác. Viettel trong tháng 5/2019 đã bắt đầu lắp đặt trạm 5G đầu tiên và dự kiến tháng 9/2019 sẽ hồn thành phát sóng hạ tầng 5G tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Xu hướng dịch vụ viễn thông truyền thống thay thế bằng dịch vụ mới: Trong bối cảnh doanh thu dịch vụ viễn thông truyền thống đang giảm dần 1- 2%/năm, MobiFone cũng đang chuyển dần hướng kinh doanh sang khai thác các nguồn thu mới. Như đã phân tích ở trên, doanh thu của MobiFone chuyển dịch dần từ dịch vụ viễn thông truyền thống sang dịch vụ đa phương tiện (đa dịch vụ). Doanh thu đa dịch vụ chiếm 5,7% doanh thu năm 2015 đã tăng lên 10,6% trong năm 2018. Tuy nhiên, với mơ hình là nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn thơng truyền thống, MobiFone đang gặp khó khăn khi các dịch vụ mới đều triển khai dưới mơ hình hợp tác: MobiFone cung cấp hạ tầng viễn thông - đối tác cung cấp nội dung (CSP - Content Service Providers) vì với xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ nội dung, các nhà cung cấp nội dung ngày càng có nhiều quyền lực đàm phán, buộc các nhà mạng như MobiFone phải giảm dần tỷ lệ ăn chia doanh thu trong quá trình hợp tác kinh doanh.
Như vậy, sự thay đổi nhanh chóng của cơng nghệ và xu hướng phát triển của các dịch vụ mới thay thế dịch vụ truyền thống, đang đưa ra bài tốn khó khăn đối với các doanh nghiệp viễn thông như MobiFone về hiệu quả đầu tư công nghệ mới và chuyển dịch dần từ doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng sang doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung số.
Thông qua kết quả cuộc khảo sát về tác động của cuộc CMCN 4.0 đến hoạt động kinh doanh được tiến hành tại MobiFone, những tác động tới hiệu quả kinh doanh, cùng với tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh thực tế, những cơ hội và thách thức do cuộc CMCN 4.0 mang lại cho Tổng cơng ty Viễn thơng MobiFone có thể được dự đốn như sau:
2.3.3. Cơ hội cho MobiFone
Cuộc CMCN 4.0 có sự tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, với sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo, robot thơng minh, có khả năng ghi nhớ, học hỏi vơ biên, trong khi khả năng đó ở con người thường chỉ có trong thời gian giới hạn. Chính vì vậy, việc các cơng nghệ cao và máy móc thơng minh sẽ tạo cơ hội cho con người làm việc và hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn bằng cách tận dụng những lợi thế mà cuộc CMCN 4.0 mang lại.
Có thể lạc quan cho rằng, cuộc CMCN 4.0 sẽ mang lại rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp viễn thơng tại Việt Nam, trong đó có MobiFone, cụ thể:
- Những sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của khách hàng, lượng người sử dụng điện thoại thông minh và mạng xã hội ngày càng tăng, kéo theo sự gia tăng trong nhu cầu sử dụng dịch vụ dữ liệu sẽ mang lại cơ hội kinh doanh lớn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin. Ngày nay, hầu hết mọi hoạt động của con người có thể thực hiện qua mạng, từ làm việc, học tập đến vui chơi giải trí và liên lạc, giao tiếp… Nhận thức được những sự thay đổi đó, MobiFone đã đầu tư xây dựng, phát triển trạm 3G, 4G, và trong tương lai là sự đầu tư lớn vào kinh doanh 5G và các ứng dụng, dịch vụ trên nền tảng đó để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng và tận dụng cơ hội này để bứt phá và vươn lên vị trí số 2 và số 1 thị trường viễn thơng di động Việt Nam.
- Chính phủ tập trung vào phát triển chính phủ điện tử, đô thị thông minh, hướng tới tự động hóa các lĩnh vực trong đời sống cũng sẽ tạo ra cơ hội lớn cho các
doanh nghiệp viễn thông khi đầu tư phát triển các dịch vụ IoT, các tiện ích thơng minh phục vụ cuộc sống.
- Công nghệ 4.0 phát triển sẽ tạo ra một lượng dữ liệu khổng lồ, mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp nếu biết tận dụng và khai thác nguồn dữ liệu đó để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
- Đầu tư và ứng dụng thành quả của CMCN 4.0 sẽ mang lại cho MobiFone
rất nhiều lợi ích trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc số hóa các quy trình kinh doanh hiện tại sẽ giúp MobiFone nâng cao chất lượng cơng tác bán hàng và chăm sóc khách hàng, tiết kiệm thời gian, chi phí và tối ưu hóa các nguồn lực.
Ứng dụng các công nghệ hiện đại trong hoạt động marketing, truyền thông sẽ mang lại cơ hội tiếp cận dễ dàng tới nhiều đối tượng khách hàng với các lứa tuổi, đặc điểm khác nhau. Thơng qua Big Data để phân nhóm khách hàng, phân tích và thấu hiểu hành vi, nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra các sản phẩm dịch vụ và các chương trình truyền thơng, khuyến mại phù hợp đến từng đối tượng khách hàng để thỏa mãn nhu cầu và tối đa hóa lợi ích của khách hàng.
Việc ứng dụng cơng nghệ nhằm tự động hóa trong cơng tác bán hàng sẽ giúp cải thiện tốc độ phân phối các sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng và nâng cao hiệu quả công tác bán hàng và cải thiện đáng kể chất lượng cơng tác chăm sóc khách hàng.
Các công việc thực hiện bởi con người có thể được thay thế bởi máy móc, cơng nghệ hiện đại sẽ giúp tiết kiệm nguồn nhân lực, tiết kiệm thời gian và chi phí, nâng cao độ chính xác.
Thuận lợi, đơn giản trong quản lý: Thông qua các ứng dụng, tiện ích hỗ trợ các nhà quản lý trong việc cập nhật thơng tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, kiểm sốt q trình và kết quả triển khai của từng bộ phận, từng chương trình, từ đó đưa ra những quyết định nhanh chóng, kịp thời.
2.3.4. Thách thức đối với MobiFone
Song song với những lợi ích và cơ hội, CMCN 4.0 cũng mang đến cho các doanh nghiệp viễn thơng nói chung và MobiFone nói riêng những khó khăn và thách thức cần phải đối mặt, cụ thể như sau:
- Việc chuyển hướng kinh doanh, thay đổi mơ hình kinh doanh bước đầu có thể mang đến những khó khăn liên quan đến chi phí, cơng tác quản lý… Chi phí đầu tư cho cơng nghệ mới là rất lớn. Công ty sẽ đứng giữa hai sự lựa chọn khi tiến hành số hóa, đó là thích nghi và nâng cấp hệ thống hiện có hoặc đầu tư cơng nghệ, cơ sở hạ tầng hồn toàn mới. Để xác định cách tiếp cận hợp lý nhất, cần phân tích tình hình hiện tại và đưa ra lựa chọn đúng đắn, điều này sẽ đảm bảo lợi thế thị trường lâu dài.
- Đối mặt với việc thiếu hụt nhân viên có trình độ: Các quy trình và mơ hình kinh doanh được chuyển đổi địi hỏi các kỹ năng và trình độ kỹ thuật mới từ người lao động. Do đó, việc việc sử dụng cơng nghệ có thể gây một trở ngại lớn cho nhân sự. Trong kỷ nguyên CMCN 4.0, một yêu cầu được đặt ra với các doanh nghiệp là yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nhân sự trong lĩnh vực công nghệ thơng tin. Cơng nghiệp 4.0 địi hỏi lực lượng lao động có kỹ năng và kỹ thuật số tinh vi hay có nền tảng về tốn học, khoa học dữ liệu và cơng nghệ thơng tin. Do đó, các năng lực mới phải được phát triển cả ở cấp độ nhân viên và trong tồn bộ tổ chức. Giải pháp có thể là tạo ra các khóa đào tạo được chứng nhận phù hợp với yêu cầu của thế giới kỹ thuật số sẽ giúp người lao động thay đổi nội dung công việc và cung cấp cho họ kiến thức để xử lý các tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
- Sự cạnh tranh với các doanh nghiệp viễn thông khác trên thị trường: Trong kỷ ngun cơng nghệ, cơ hội tạo ra càng nhiều thì sự cạnh tranh sẽ ngày càng lớn. Ngoài các doanh nghiệp viễn thông mạnh trong nước như Viettel, VNPT, MobiFone còn đứng trước nguy cơ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngồi với quy mơ lớn, tiềm lực mạnh và công nghệ phát triển. Công nghệ trong cuộc CMCN 4.0 cũng thay đổi liên tục, chính vì vậy cũng địi hỏi MobiFone phải luôn vận động để đáp ứng được sự thay đổi của công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
- Thách thức liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin: Bảo mật dữ liệu là một thách thức lớn khác mà các cơng ty phải đối mặt. Có nhiều rủi ro khác nhau liên quan đến các thiết bị Internet of Things. Chẳng hạn, số hóa tạo ra nguy cơ tấn cơng mạng, truy cập trái phép và lạm dụng thông tin. Hướng tới tăng cường áp dụng tự động hóa, các cơng ty sẽ phải đối mặt với các vấn đề bảo mật như mất dữ liệu, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, các quy trình kinh doanh
phụ thuộc vào công nghệ cũng được coi là một rủi ro lớn, nếu xảy ra lỗi hệ thống có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, gây tổn hại đến uy tín và hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.
- Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng: Chính phủ đã bắt đầu đầu tư vào phát triển hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho việc ứng dụng các công nghệ mới của cuộc CMCN 4.0. Tuy nhiên, việc đầu tư này mới chỉ ở bước đầu và tính đồng bộ chưa cao có thể gây khó khăn đối với các doanh nghiệp khi áp dụng.
- Thiếu thông tin: Do các khái niệm, kiến thức về Công nghiệp 4.0, Internet of Things còn khá mới đối với ngành, rất khó để ước tính hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động của công ty.
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE
3.1. Triển vọng đối với doanh nghiệp viễn thông trên thế giới trong CMCN 4.0 CMCN 4.0
3.1.1. Tối ưu hóa năng lực kinh doanh cốt lõi
Cuộc đua ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào trong sản phẩm, dịch vụ cung cấp tới khách hàng đã và đang chuyển đổi nhiều ngành công nghiệp. Các doanh nghiệp đang từng bước chuyển mình số hóa khơng chỉ dừng lại ở mục tiêu cắt giảm chi phí, thúc đẩy sản xuất mà cịn là cung cấp những trải nghiệm kỹ thuật số. Các công ty cũng nhận thấy rằng cần phải đánh giá lại năng lực kinh doanh cối lõi và tái cấu trúc mơ hình kinh doanh, thay đổi cách doanh nghiệp hoạt động để kết nối số tới khách hàng trên tất cả các kênh, bao gồm cửa hàng truyền thống, trực tuyến và đặc biệt qua các thiết bị di động.
Số hóa trải nghiệm của người tiêu dùng cuối cùng: nhiều doanh nghiệp viễn
thông đã và đang nỗ lực số hóa các kênh tiếp xúc với khách hàng, phát triển kênh bán hàng dựa trên Internet, cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng trực tuyến và đẩy mạnh hình ảnh trên các kênh truyền thông mạng xã hội.
- Ưu tiên phát triển nền tảng di động: trải nghiệm trên thiết bị di động là cốt lõi của thiết lập chiến lược kinh doanh đa kênh. Có thể thấy thiết bị di động đã thay đổi cách con người giao tiếp với bạn bè, với xã hội, với doanh nghiệp và với phương tiện truyền thông. Trong hầu hết các ngành công nghiệp dịch vụ, doanh số trực tuyến đang nhanh chóng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số của doanh nghiệp. Ví dụ đối với trường hợp các doanh nghiệp viễn thông tại Pháp, doanh số online chỉ chiếm khoảng 10% tổng toàn thị trường trước năm 2011. Đầu năm 2012, nhà mạng FREE, một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ băng rộng cố định được cấp phép kinh doanh dịch vụ di động, đã ra mắt và cung cấp tất cả sản phẩm trực tuyến qua thiết bị di động ở mức giá bằng 1/2 so với mức giá bình quân thị trường. Áp lực cạnh tranh đã buộc các doanh nghiệp khác phải giảm giá theo, cung cấp tới khách hàng sản phẩm trực tuyến với mức giá thấp hơn. Trong vòng 2 năm, gần 50% doanh số thuê bao di động tại Pháp được cung cấp bởi kênh trực tuyến.
Biểu đồ 3.1. Thị phần bán hàng trực tuyến của thị trường viễn thông Pháp giai đoạn 2010 - 2016