Giai đoạn cân nhắc, lựa chọn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác ĐỘNG của CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4 0 đối với NGÀNH VIỄN THÔNG và đề XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH tại TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE (Trang 101 - 103)

3.2. Đề xuất đối với Tổng công ty Viễn thông MobiFone

3.2.3.2. Giai đoạn cân nhắc, lựa chọn

Như đã phân tích tại Chương 2, MobiFone cần phát triển các sản phẩm, dịch vụ ứng dụng công nghệ trong ngành viễn thông theo xu thế hiện nay, đặc biệt cơng nghệ có tính ứng dụng cao như: eSIM, 5G, IoT, dịch vụ thanh tốn, tài chính di động, bảo mật, điện tốn đám mây… và cuối cùng cần xây dựng hệ sinh thái sản phẩm để có thể đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng.

Cung cấp eSIM cho khách hàng, thay thế cho SIM vật lý: Nhanh chóng

cung cấp eSIM để mang đến sự tiện lợi và tăng cường các trải nghiệm của khách hàng MobiFone đối với công nghệ và không bị bỏ lại bởi các đối thủ cạnh tranh.

Công nghệ 5G: Tập trung đầu tư và phát triển mạng lưới, trạm phát sóng để

phục vụ thử nghiệm và cung cấp chính thức dịch vụ 5G - thế hệ mạng di động thứ 5 và có tốc độ nhanh hơn khoảng 100 lần mạng 4G (khoảng 10 Gbps). Với ưu thế về tốc độ, tín hiệu truyền tải qua mạng di động 5G hầu như khơng có độ trễ, đây là điều kiện tiên quyết để phát triển các công nghệ mới trong cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 như xe tự lái (ơ tơ có thể đưa ra quyết định tức thời theo thời gian, hoàn cảnh), robot, các thiết bị kết nối vạn vật (IoT).

Vạn vật kết nối (IoT): Với điều kiện đặc thù tại Việt Nam hiện nay, việc xem

xét đầu tư phát triển IoT cần tập trung vào các lĩnh vực cần thiết, giúp cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân bao gồm: ứng dụng IoT trong giao thông, nông nghiệp, thủy lợi và ứng dụng trong lĩnh vực y tế.

Dịch vụ thanh toán di động: Triển khai dịch vụ thanh toán di động Mobile

Payment cho phép khách hàng thanh toán được các dịch vụ khác nhau của MobiFone: dịch vụ thoại, GTGT, truyền hình và bán lẻ, từ nhiều nguồn khác nhau (qua thẻ tín dụng trong và ngồi nước, từ tài khoản viễn thơng hoặc thẻ cào). Với dịch vụ này, khách hàng có thể thanh tốn qua trang website hoặc qua ứng dụng của MobiFone được cài đặt trên thiết bị di động.

- Đối với việc mua hàng trực tuyến, khách hàng sau khi mua hàng, chọn lựa thanh toán bằng dịch vụ di động của MobiFone sẽ được chuyển tiếp qua website thanh toán hoặc app được cài sẵn trên di động, khách hàng đăng nhập tài khoản và thanh toán.

- Đối với việc mua hàng tại điểm bán hàng, nhân viên bán hàng tạo mã phản hồi nhanh (QR code) thông qua ứng dụng được cung cấp, khách hàng sử dụng app qt mã này để lấy thơng tin sau đó app xử lý các thơng tin này và người mua có thể thực hiện thanh tốn trên di động của mình.

Xây dựng hệ sinh thái sản phẩm: Xây dựng hệ sinh thái đang trở thành một

xu hướng mới của các doanh nghiệp trong q trình mở rộng quy mơ và sức ảnh hưởng trên thị trường. Một số mơ hình hệ sinh thái sản phẩm thành công trên thế giới như:

- T-Point (Nhật Bản): có trên 68 triệu thành viên, kết nối trên 100 doanh nghiệp lớn với trên 820.000 cửa hàng/điểm giao dịch bao gồm các lĩnh vực: siêu thị

bán lẻ, cửa hàng tiện lợi, thể thao, giải trí, khách sạn, vận tải, cơng nghệ, tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục, ẩm thực, thương mại điện tử.

- L.Point (Hàn Quốc): có trên 33 triệu thành viên, giá trị giao dịch 374,5 triệu USD/năm, tăng trưởng bình quân trên 10%/năm, bao gồm các lĩnh vực ăn uống, mua sắm, giải trí, du lịch, giao dục.

- VinID (Vin Group - Việt Nam): có trên 3 triệu thành viên, kết nối tồn bộ mạng lưới thương hiệu của Vin Group: y tế (VinMec), bất động sản (VinHomes), tiêu dùng (VinMart, VinMart+), điện máy (VinPro), du lịch (VinPearl), thương mại (VinCom), giáo dục (VinSchool), thời trang (VinFashion), thương mại điện tử (VineCom, A đây rồi).

- V-Point (VNPT - Việt Nam): có trên 10 triệu thành viên, ra mắt từ tháng 12/2017, thu hút hơn 100 doanh nghiệp tham gia, gồm các lĩnh vực: di động (VinaPhone), vận chuyển (VinaSun), mua sắm (OneCard, Vatgia), thời trang (May 10, Efora), tiêu dùng (MiniStop), du lịch (VnTrip), ẩm thực (Golden Gate, TH True Mart).

Để MobiFone trở thành doanh nghiệp cung cấp hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ toàn diện và đầy đủ, cần xây dựng mơ hình liên kết và hợp tác chia sẻ doanh thu, lợi nhuận, tạo nên cộng đồng M-Point. Trong đó, MobiFone là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động và hợp tác xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng khách hàng, liên kết với các đối tác lớn tại Việt Nam để tạo liên minh trong hệ sinh thái sản phẩm bao gồm: tài chính - ngân hàng, mạng xã hội (Zalo, Viber), tiêu dùng (VinID, AEON), du lịch (Booking.com, Agoda, VietnamAirlines), truyền hình (VTV, SCTV, K+), vận tải (Be, Grab).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác ĐỘNG của CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4 0 đối với NGÀNH VIỄN THÔNG và đề XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH tại TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)