2.3. Phân tích các tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động sản xuất
2.3.1. Khảo sát về tác động của cuộc CMCN 4.0 đến MobiFone
Để tìm hiểu về cuộc CMCN 4.0 tại MobiFone, tác giả đã thực hiện một cuộc khảo sát về Tác động của cuộc CMCN 4.0 đến hoạt động kinh doanh của Tổng công
ty Viễn thông MobiFone từ 14/4/2019 đến ngày 14/5/2019 (chi tiết Phiếu khảo sát
và Kết quả khảo sát tại phụ lục kèm theo).
Mục tiêu khảo sát:
- Mức độ hiểu biết về CMCN 4.0
- Đánh giá tác động của CMCN 4.0 tới MobiFone
Đối tượng khảo sát: Các cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại Tổng công
ty Viễn thông MobiFone.
Đánh giá kết quả cuộc khảo sát cụ thể như sau:
Số lượng người tham gia: 108 người, trong đó có 53,7% làm việc tại các đơn
vị Khối Quản lý chung, 27,8% làm việc tại các đơn vị Khối Kinh doanh, 13,9% Khối Đầu tư và 4,6% Khối Kỹ thuật với tỷ lệ thời gian làm việc tại MobiFone cụ thể như sau: 46,3% người làm việc trên 5 năm, 28,7% làm việc từ 3 đến dưới 5 năm và số người làm việc tại MobiFone từ 1 đến dưới 3 năm có tỷ lệ là 23,1%.
Mức độ hiểu biết về CMCN 4.0:
Những người tham gia cuộc khảo sát đều biết đến CMCN 4.0, trong đó có khá nhiều người cho rằng họ hiểu đẩy đủ khái niệm và những tác động của cuộc CMCN 4.0 này. Họ cũng cho rằng cuộc CMCN 4.0 sẽ đưa đến các yêu cầu đối với kỹ năng làm việc cần thiết để có thể thích ứng và phát triển. Mặc dù khơng phải tất cả những người được hỏi đều am hiểu về CMCN 4.0 và những kỹ năng cụ thể cần phải có, họ vẫn rất quan tâm, ủng hộ và mong muốn ứng dụng các thành quả của CMCN 4.0 vào tổ chức, cơng việc và lĩnh vực mà mình đảm nhận. Số liệu khảo sát cụ thể như sau:
54,6% người được hỏi cho rằng họ hiểu đầy đủ về khái niệm và những tác động của cuộc CMCN 4.0. Trong khi đó, 20,4% người cho rằng họ biết một chút thông tin về CMCN 4.0; 16,7% hiểu khái niệm nhưng không rõ về tác động.
Tỷ lệ người đã từng nghe về CMCN 4.0 nhưng chưa rõ cụ thể chỉ chiếm 8,3% và khơng có ai chưa từng nghe hay khơng biết về nó.
Tác động của CMCN 4.0 tới MobiFone:
Đối với nhận thức về tác động của CMCN 4.0 đối với Tổng công ty Viễn thông MobiFone, 58,3% cán bộ công nhân viên được hỏi cho rằng cuộc CMCN này
mang đến những thay đổi vừa tích cực, vừa tiêu cực đối với hoạt động của tổ chức. 37,1% kỳ vọng những tác động mà nó mang lại đều là những tác động tích cực.
Tất cả những người được hỏi đều quan tâm hoặc rất quan tâm đến việc ứng dụng CMCN 4.0 tại MobiFone với tỷ lệ tương ứng là 69,4% và 30,6%. Và họ dự đoán rằng cuộc CMCN này sẽ có ảnh hưởng lớn (53,7%) và ảnh hưởng rất lớn (41,7%) đến hoạt động kinh doanh của MobiFone.
Những tác động của cuộc CMCN 4.0 đến MobiFone đang thể hiện trong hiện tại và tương lai gần. 58,3% cán bộ công nhân viên được hỏi cho biết MobiFone đã và đang bị ảnh hưởng bởi làn sóng CMCN 4.0 và 28,8% người được hỏi dự đoán rằng cuộc CMCN 4.0 sẽ có tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh của MobiFone trong vòng 3 năm tới.
Về những tác động cụ thể, hầu hết người tham gia khảo sát đều cho rằng nhờ có cuộc CMCN 4.0 mà nhiều hoạt động tại MobiFone sẽ được chuyển sang tự động hóa một phần hoặc phần lớn, bao gồm: hoạt động truyền thông, quảng cáo; xây dựng ản phẩm, giá cước; khuyến mại; bán hàng, kênh phân phối; chăm sóc khách hàng; và hoạt động quản lý chung.
Các cán bộ công nhân viên của MobiFone đều kỳ vọng vào những lợi ích đáng kể từ việc số hóa và tự động hóa các quy trình kinh doanh trong việc nâng cao hiệu quả công việc, cải thiện chất lượng và tiết kiệm được nguồn lực. Lợi ích lớn nhất mà họ dự đốn là việc cải thiện chất lượng chăm sóc khách hàng và khả năng tiếp cận khách hàng, chiếm tỷ lệ 83,3% người được hỏi. Ngồi ra, tự động hóa cịn giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí, cơng tác phân phối và bán hàng cùng với cơng tác quản lý cũng sẽ có những sự thay đổi tích cực, 79,6% người được hỏi đồng tình với những lợi ích này.
Biểu đồ 2.4. Lợi ích từ việc số hóa và tự động hóa trong kinh doanh
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Các đối tượng tham gia khảo sát cho rằng MobiFone sẽ đối mặt với những thách thức khác nhau từ CMCN 4.0 xuất phát từ cả bên trong lẫn bên ngoài.
Đối với nội tại MobiFone, phần lớn cho rằng rào cản của việc ứng dụng công nghệ 4.0 xuất phát từ tâm lý ngại thay đổi của cả lãnh đạo và nhân viên cũng như sự thiếu hụt về nhân sự đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ năng và năng lực chuyên môn, chiếm 75,0% số người được hỏi. Ngồi ra, chi phí đầu tư và ứng dụng cơng nghệ lớn và thiếu kiến thức, tầm nhìn về cơng nghệ cũng được cho là sẽ cản trở việc ứng dụng công nghệ tại MobiFone.
Biểu đồ 2.5. Rào cản bên trong ảnh hưởng tới việc ứng dụng công nghệ 4.0
Đối với những rào cản xuất phát từ bên ngoài, phần lớn lo ngại vấn đề cơ sở hạ tầng cơng nghệ của Việt Nam chưa đáp ứng, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc đầu tư và ứng dụng (88,0%). Thêm vào đó, tình trạng thiếu chun gia và thiếu nguồn nhân lực được đào tạo trên thị trường lao động cũng là một nhân tố sẽ làm chậm lại quá trình này, do cung lao động không đủ đáp ứng nhu cầu nhân sự công nghệ thông tin chất lượng cao của các doanh nghiệp. Ngoài ra, hai nhân tố cũng có tác động đáng kể với tỷ lệ lựa chọn tương ứng 33,3% và 29,6%, đó là sự thiếu thơng tin và việc Nhà nước chưa có cơ chế chính sách khuyến khích.
Biểu đồ 2.6. Rào cản bên ngồi ảnh hưởng tới việc ứng dụng cơng nghệ 4.0
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Về ứng dụng công nghệ tại MobiFone, đối với 5 xu hướng công nghệ tiêu biểu bao gồm Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data), Điện toán đám mây (Cloud Computing), Internet of Things (IoT), Chuỗi khối (Block Chain), hầu hết cán bộ công nhân viên được hỏi cho rằng MobiFone sẽ ứng dụng cả 5 công nghệ mới này vào hoạt động kinh doanh, trong đó 100% chắc chắn rằng MobiFone sẽ ứng dụng Big Data và Cloud Computing.